Dự báo

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

Chuyên gia dự báo kinh tế Việt Nam sẽ hồi phục tốt trong năm 2022 nhờ các chính sách hỗ trợ kinh tế và tỷ lệ tiêm vaccine cao

12:00 | 24/03/2022

Chuyên gia dự báo kinh tế Việt Nam sẽ hồi phục tốt trong năm 2022 nhờ các chính sách hỗ trợ kinh tế và tỷ lệ tiêm vaccine cao


Công ty chứng khoán Mirae Asset vừa công bố báo cáo dự báo tăng trưởng GDP thực của Việt Nam năm nay đạt 5,7%. Theo báo cáo, lạm phát sẽ được kiểm soát ổn định dưới mức 4% trong 2022, nhờ vào chính sách đảm bảo cân đối cung cầu và ổn định thị trường tiêu dùng.

Tuy vậy, lạm phát cũng có thể vượt mức dự báo, do giá nhiên liệu và các loại hàng hóa gia tăng khi nhu cầu hồi phục và trước diễn biến căng thẳng Ukraine-Nga. Ngoài ra, tác động của chính sách nới lỏng tiền tệ và các gói hỗ trợ kinh tế lớn cũng có thể đẩy lạm phát lên cao.

Trong hai tháng đầu năm, kinh tế Việt Nam giữ được đà hồi phục. Đáng chú ý, bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng tăng trưởng dương so với cùng kỳ trong 3 tháng liên tiếp, với sự hồi phục từ mức thấp của dịch vụ lưu trú, ăn uống và dịch vụ lữ hành.

Các chuyên gia của Mirae Asset vẫn giữ quan điểm lạc quan về sự hồi phục của bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng trong năm 2022, mặc dù cần nhiều thời gian hơn cho sự hồi phục trở lại so với mức trước dịch.

Chuyên gia dự báo kinh tế Việt Nam sẽ hồi phục tốt trong năm 2022 nhờ các chính sách hỗ trợ kinh tế và tỷ lệ tiêm vaccine cao - Ảnh 1.

Khi Việt Nam kỳ vọng đạt tỷ lệ miễn dịch cộng đồng và trở lại "bình thường mới", nhu cầu tiêu dùng sẽ gia tăng. Người lao động cải thiện được thu nhập khi quay trở lại thị trường lao động cũng sẽ thúc đẩy chi tiêu.

Các chuyên gia đánh giá, việc giảm thuế VAT cũng có thể góp phần kích thích tiêu dùng. Tuy vậy, Mirae Asset vẫn cảnh báo rủi ro lớn nhất đối với tiêu dùng là sự bùng phát dịch Covid-19 trở lại.

Sản xuất công nghiệp và xuất khẩu duy trì được đà hồi phục khi các doanh nghiệp, nhà máy khôi phục hoạt động với công suất đang dần quay trở lại mức trước dịch, đi kèm với nhu cầu nội địa và các thị trường xuất khẩu phục hồi.

Chỉ số PMI ngành sản xuất của Việt Nam tiếp tục duy trì trên mức 50 điểm trong 5 tháng liên tiếp và đạt 54,3 điểm trong tháng 2. Sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới đều tăng mạnh nhất trong 10 tháng.

Các chuyên gia tin rằng, sản xuất công nghiệp sẽ tiếp tục đà hồi phục trong năm 2022, do các nhà máy mở cửa trở lại, tăng cường sản xuất kèm theo nhu cầu nội địa và các thị trường xuất khẩu gia tăng trở lại.

Kinh tế Việt Nam phục hồi trong năm 2022

Mirae Asset cho rằng, kinh tế Việt Nam sẽ giữ vững đà khôi phục trong năm 2022. Tiêu dùng kỳ vọng hồi phục trở lại, Việt Nam vẫn giữ nguyên lợi thế về môi trường kinh doanh, vị trí địa lý và chi phí lao động trong việc thu hút nguồn vốn FDI.

Dòng vốn FDI được kỳ vọng vẫn tăng trưởng trong năm 2022 khi tỷ lệ tiêm vaccine cao và Việt Nam đang thích ứng với trạng thái "bình thường mới". Bên cạnh đó, chính sách đi lại giữa các nước dần trở lại bình thường, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc các nhà đầu tư nước ngoài khảo sát và làm các thủ tục đầu tư.

Việt Nam vẫn đang hưởng lợi từ quá trình tái cơ cấu chuỗi cung ứng toàn cầu, với lợi thế về vị trí địa lý và chi phí lao động rẻ. Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ kinh tế, duy trì mặt bằng cho vay thấp, ổn định vĩ mô, và việc thúc đẩy chuyển đổi số chính phủ và doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong sự hồi phục của nền kinh tế.

Theo Mirae Asset, các rủi ro chính đối với triển vọng tăng trưởng của Việt Nam vẫn đến từ số ca nhiễm có thể tăng khi Việt Nam mở cửa kinh tế trở lại, và sự phát triển các biến chủng Covid-19 mới trên phạm vi toàn cầu.

Rủi ro cũng có thể do khả năng thiếu hụt nguồn lao động và gián đoạn chuỗi cung ứng nguyên vật liệu trong bối cảnh Covid-19 và rủi ro địa chính trị gia tăng. Ngoài ra, lĩnh vực dịch vụ du lịch, hàng không sẽ mất nhiều năm để quay trở lại mức trước dịch.

Hoàng Tùng

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

undefined