chứng khoán
thông tin thương mại
Thị trường ngày 01/10: Dầu giảm 17% song vàng tăng 13% trong quý III
Tiếp tục giảm giá, xăng RON95-III lùi về mốc hơn 21.000 đồng/lít
Thị trường hàng không khu vực Đông Nam Á sôi động trở lại
8 loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung
Loại nông sản ‘làm giàu mới’ cho nông dân Việt Nam đang lên 'cơn khát' khắp châu lục: 1 tấn đắt hơn 4 lượng vàng, hương vị tốt hàng đầu thế giới
- TỶ GIÁ NGOẠI TỆ
- TỶ GIÁ VÀNG
FDI vào nhóm nước đang phát triển châu Á dự kiến có thể giảm đến 45% trong năm nay
12:00 | 17/06/2020
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nền kinh tế đang phát triển tại châu Á được dự báo giảm khoảng từ 30 đến 45% trong năm nay bởi vị thế của châu Á trong vai trò công xưởng của thế giới khiến cho khu vực này dễ chịu tác động tiêu cực từ sự gián đoạn do đại dịch Covid-19, theo Liên hợp quốc công bố trong báo cáo đầu tư thế giới (WIR) được Nikkei trích đăng.
Cụ thể theo WIR, nguồn cung vốn đầu tư sang các nước phát triển châu Á sẽ chịu tác động nặng nề do tính dễ tổn thương của chuỗi cung ứng, tỷ lệ FDI cao trong chuỗi giá trị khu vực và áp lực đa dạng hóa địa điểm sản xuất.
Nhóm các nền kinh tế đang phát triển châu Á, trong đó có bao gồm các nền kinh tế giàu có như Singapore, Hồng Kông và Hàn Quốc cũng nhận được 1/3 FDI trong năm 2019, tổng con số này ước tính khoảng 473,9 tỷ USD.
Đầu tư tại khu vực, bao gồm các nhà xưởng, trung tâm nghiên cứu và văn phòng, trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3/2020 giảm 37% so với quý trước đó. Hoạt động sáp nhập và thâu tóm liên biên giới trong tháng 4/2020 dù rằng hồi phục nhẹ trong tháng 3/2020 nhưng hiện thấp hơn 35% so với mức trung bình tháng của năm 2019.
Trung Quốc, nước chiếm 29% trong tổng vốn đầu tư vào khu vực này trong năm ngoái, sang đến năm nay cũng đã giảm 13% đầu tư trong quý 1/2020, không tính đầu tư vào lĩnh vực tài chính.
Tại Đông Nam Á, khu vực được coi như động lực tăng trưởng FDI của khu vực, đầu tư và lĩnh vực ô tô và sản xuất hàng điện tử trong quý 1/2020 giảm lần lượt 67% và 36% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngoài các biện pháp phong tỏa nội địa và gián đoạn lao động, ngành sản xuất Đông Nam Á trong năm nay đang đương đầu với vấn đề nguồn cung nguyên liệu. Các nhà máy tại Indonesia, Thái Lan và Việt Nam nhập khoảng từ 40% đến 60% nguồn cung linh kiện từ Trung Quốc.
Việc nguồn vốn đổ mạnh về khu vực sau đại dịch diễn ra sau 1 năm đầu tư vào Trung Quốc và Đông Nam Á cao kỷ lục trong năm 2019. Tính chung, FDI vào các nước đang phát triển châu Á giảm 5% trong năm ngoái, dẫn đầu bởi mức sụt giảm 34% vào Hồng Kông và 13% vào Hàn Quốc, nguyên nhân chính do những bất ổn chính trị xã hội.
TRUNG MẾN
Theo Bizlive