Dự báo

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu nhưng cảnh báo về nhiều mối nguy

12:00 | 01/02/2023

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vào ngày thứ Hai đã điều chỉnh nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023, tuy nhiên IMF cảnh báo rằng lãi suất cao và căng thẳng Nga – Ukraine sẽ vẫn gây ra sức ép lên hoạt động kinh tế toàn cầu.

Trong cập nhật kinh tế gần nhất, IMF nhấn mạnh rằng kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 2,9% trong năm 2023, như vậy mức tăng trưởng sẽ cao hơn 0,2 điểm phần trăm so với dự báo lần gần nhất vào tháng 10/2022. Tuy nhiên, con số này sẽ vẫn đồng nghĩa với việc mức tăng trưởng thấp hơn so với con số 3,4% của năm 2022.

IMF tuy nhiên hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới của năm 2024 xuống mức 3,1%.

“Tăng trưởng sẽ vẫn ở mức thấp nếu tính theo các dữ liệu lịch sử, và cuộc chiến chống lại lạm phát cũng như căng thẳng Nga – Ukraine vẫn là yếu tố cần phải tính đến”, giám đốc bộ phạn nghiên cứu tại IMF – ông Pierre-Olivier Gourinchas nhấn mạnh trong bài đăng mới đây.

Triển vọng kinh tế toàn cầu trong thời gian gần đây trở nên lạc quan bởi nhiều yếu tố nội địa tích cực hơn so với kỳ vọng tại nhiều nước ví như Mỹ.

“Tăng trưởng kinh tế trong quý 3/2022 vẫn vững vàng, thị trường lao động tăng trưởng tốt, tiêu dùng các hộ gia đình và đầu tư doanh nghiệp ở mức cao, đồng thời các nước cũng đã thích ứng tốt hơn với cuộc khủng hoảng năng lượng tại châu Âu”, ông Gourinchas nói. Đồng thời ông cũng nhấn mạnh đến việc áp lực lạm phát đã giảm đi đáng kể.

Không chỉ vậy, việc giới chức Trung Quốc thông báo mở cửa nền kinh tế sau khi áp dụng các biện pháp phong tỏa ngăn COVID-19 chặt chẽ cũng khiến cho nhiều người đang kỳ vọng vào khả năng tăng trưởng toàn cầu lên mạnh. Đồng USD yếu cũng làm sáng hơn triển vọng tăng trưởng kinh tế của nhóm nước mới nổi hiện đang nắm giữ nợ bằng đồng ngoại tệ.

IMF cảnh báo triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã tốt hơn tuy nhiên không nên quá lạc quan, IMF cảnh báo từ diễn đàn kinh tế tại Davos.

Dù vậy, “bức tranh” kinh tế toàn cầu không phải chỉ toàn điều tích cực, giám đốc điều hành của IMF – bà Kristalina Georgieva cảnh báo. Bà Kristalina Georgieva khẳng định kinh tế toàn cầu có thể không tệ như nhiều người lo sợ thế nhưng việc diễn biến đỡ xấu hơn không có nghĩa là tốt.

“Chúng ta cần phải thận trọng”, CEO của IMF khẳng định.

IMF cảnh báo về một số yếu tố có thể gây tổn hại đến triển vọng kinh tế toàn cầu trong những tháng tới. Trong đó bao gồm việc Trung Quốc mở cửa lại sau COVID-19 có thể đương đầu với không ít “sóng gió”, lạm phát ở mức cao, căng thẳng Nga – Ukraien có thể khiến cho chi phí năng lượng và thực phẩm tăng cao hơn nữa và thị trường có thể trở nên xấu đi trước khi tốt hơn bởi thông tin lạm phát tốt hơn kỳ vọng.

IMF tính toán rằng so với năm 2022 khoảng 84% các quốc gia trên thế giới sẽ có lạm phát toàn phần tốt hơn trong năm nay, tuy nhiên họ vẫn dự báo về khả năng lạm phát thường niên khoảng 6,6% trong năm 2023 và 4,3% trong năm tiếp theo sau đó.

IMF khẳng định một trong những ưu tiên chính của chính sách chính là ngân hàng trung ương các nước tiếp tục ưu tiên giải quyết việc chỉ số giá tiêu dùng tăng.

“Thông điệp rõ ràng của ngân hàng trung ương và hành động phù hợp sẽ có thể giúp neo kỳ vọng lạm phát, đồng thời làm giảm đi áp lực giá cả và tiền lương”, IMF nhấn mạnh trong báo cáo gần nhất.

Trung Mến

Theo Bizlive

undefined