Dự báo

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

Kinh tế thế giới năm 2022 sẽ đối diện với rủi ro nào lớn nhất?

12:00 | 14/12/2021

Những năm đại dịch COVID-19 thường có rất nhiều những dự báo cuối cùng không thể trở thành sự thật. Với bất kỳ ai đang nhìn vào năm 2022, đã đến lúc cần chững lại một chút.
Phần lớn các chuyên gia dự báo, trong đó có các chuyên gia thuộc Bloomberg Economics, đều có dự báo rằng kinh tế sẽ hồi phục mạnh mẽ, giá cả hạ nhiệt và sự dịch chuyển về chính sách tiền tệ. Điều gì sẽ có thể tạo ra khác biệt?
Omicron, lạm phát dai dẳng, chính sách của Fed điều chỉnh, sự suy giảm của hoạt động kinh doanh của Evergrande, Đài Loan, nhà đầu tư rút tiền khỏi các thị trường mới nổi, cuộc khủng hoảng mới tại châu Âu, giá thực phẩm tăng chóng mặt… tất cả những yếu tố này không khỏi ảnh hưởng tiêu cực đến triển vọng của thị trường.
Tuy nhiên, có thể có nhiều yếu tố tốt bất thường. Chính phủ nhiều nước có thể sẽ quyết định duy trì biện pháp hỗ trợ tài khóa. Chương trình phát triển kinh tế thời hạn 5 năm sẽ có thể tạo ra đầu tư cao. Tiết kiệm của người dân trong thời kỳ đại dịch COVID-19 có thể tạo ra làn sóng chi tiêu tăng cao.
Hiện vẫn còn quá sớm để dự báo về biến chủng Omicron và ảnh hưởng của nó lên kinh tế toàn cầu. Rõ ràng, nó có khả năng lây lan mạnh hơn so với các biến chủng trước đây, và nhưng có thể gây tử vong ít hơn. Điều này đồng nghĩa với sẽ có thêm các khoản chi tiêu vào dịch vụ.
Các biện pháp phong tỏa và tâm lý thận trọng với COVID-19 đã khiến cho nhiều người né tránh đến phòng tập gym hoặc nhà hàng, đồng thời khuyến khích họ mua thêm các  sản phẩm. Sau này, khi chi tiêu cân bằng hơn, tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể hồi phục lên ngưỡng 5,1% từ ngưỡng 4,7% trước đó.
Tuy nhiên, có thể thế giới sẽ không được may mắn như vậy, biến chủng có khả năng lây lan cao và chết chóc có thể kéo lùi sự tăng trưởng của các nền kinh tế. Ngay cả nước có tỷ lệ tiêm chủng cao như Anh cũng đã có lúc phải phong  tỏa trở lại, tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2022 có thể rớt xuống còn 4,2%.
Theo kịch bản đó, nhu cầu tiêu dùng sẽ yếu đi và các vấn đề của chuỗi cung ứng sẽ vẫn còn tồn tại, nhiều người lao động đứng ngoài thị trường lao động và chuỗi cung ứng gặp nhiều khó khăn hơn. Trong tháng này, chính quyền thành phố Ninh Ba – Trung Quốc, nơi tập trung một trong những khu cảng đông đúc nhất thế giới, đã phong tỏa trở lại.
Rủi ro lạm phát
Ở thời điểm đầu năm 2021, các chuyên gia dự báo lạm phát Mỹ ở mức 2%, thế rồi cuối năm, lạm phát Mỹ lên mức 7%. Vào năm 2022, các chuyên gia đồng thuận dự báo rằng lạm phát sẽ kết thúc năm ở sát mức mục tiêu, cũng có thể lần này dự báo lại sai tiếp.
Vượt qua mức đỉnh?
Biến chủng Omicron có thể coi như một nguyên nhân quan trọng. Các mức lương tại Mỹ vốn đã tăng nay lại còn tăng nhanh hơn. Căng thẳng giữa Nga và Ukraina có thể đẩy giá khí đốt tăng chóng mặt. Khi mà biến đổi khí hậu gây ra thêm nhiều yếu tố gián đoạn, giá thực phẩm sẽ có thể tiếp tục tăng.
Không phải tất cả các yếu tố rủi ro đều theo cùng hướng. Làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới có thể ảnh hưởng kéo giá dầu xuống. Ngay cả như vậy, tác động tổng hợp có thể là cú sốc lạm phát trì trệ khiến cho Fed và nhiều ngân hàng trung ương khác khó xử lý chính sách.
Cục dự trữ liên bang Mỹ hướng đến các đợt nâng lãi suất
Theo lịch sử gần đây, tính từ đợt siết chặt chính sách từ năm 2013 đến năm 2018, người ta có thể thấy rõ việc Fed cứng rắn trong điều hành chính sách tiền tệ ảnh hưởng ra sao đến các thị trường.
Rủi ro lớn hơn trong lần này chính là việc giá tài sản hiện đã ở mức quá cao. Chỉ số S&P 500 hiện đang ở gần giai đoạn bong bóng và giá nhà đang tăng nhanh rất nhanh như vậy các rủi ro trên thị trường nhà đất hiện đang lớn hơn so với bất kỳ thời gian nào tính từ cuộc khủng hoảng dưới chuẩn năm 2007.
Việc Fed thắt chặt chính sách và ảnh hưởng đến các thị trường mới nổi
Việc Fed siết chặt chính sách có thể tạo ra cú sốc với các thị trường mới nổi. Lãi suất cao tại Mỹ thường đẩy đồng USD tăng giá và tạo ra tình trạng rút vốn, nhiều khi là cả các cuộc khủng hoảng tiền tệ tại các nước đang phát triển.
Có những thị trường dễ chịu tổn thương hơn các thị trường khác. Năm 2013 và năm 2018, Argentina, Nam Phi và Thổ Nhĩ Kỳ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Ngoài ra còn cả Brazil và Ai Cập thuộc nhóm các nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong năm 2022, xét trên hàng loạt tiêu chí của Bloomberg Economics.
Saudi Arabia, Nga và Đài Loan, với tỷ lệ thặng dư tài khoản vãng lai thấp, hiện đang đương đầu với tình trạng bị rút vốn mạnh tại các nước mới nổi.
Trung Quốc có thể đương đầu với “Vạn lý trường thành”
Quý 3/2021, kinh tế Trung Quốc gần như chững lại. Cuộc khủng hoảng Evergrande, hàng loạt các đợt phong tỏa do COVID-19 và tình trạng thiếu năng lượng kéo lùi tăng trưởng kinh tế hàng năm xuống còn 0,8%, thấp hơn rất nhiều so với con số 6% mà thế giới vốn đã quen thuộc suốt bao nhiêu năm.
Dù rằng tình trạng khan hiếm năng lượng có thể hạ nhiệt trong năm 2022, các vấn đề khác có thể không sớm được giải quyết. Chiến lược không COVID-19 đồng nghĩa có thể sẽ có các biện pháp phong tỏa. Còn khi mà nhu cầu yếu và tài chính chịu hạn chế, hoạt động xây dựng bất động sản, vốn đóng góp đến 25% kinh tế Trung Quốc, sẽ có thể suy giảm tệ hại hơn.
Kịch bản cơ bản của Bloomberg Economics là kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 5,7% trong năm 2022. Việc kinh tế tăng trưởng chững lại chỉ 3% gây chấn động khắp thế giới, các nhà xuất khẩu không bán được hàng, các kế hoạch của Fed có thể chịu ảnh hưởng, giống như kịch bản cổ phiếu Trung Quốc sụp đổ vào năm 2015.

TRUNG MẾN

Theo Bizlive

undefined