Dự báo

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

Ngân hàng, tổ chức đầu tư lớn nhất Mỹ công bố dự báo về châu Á năm 2022

12:00 | 13/12/2021

Các ngân hàng và tổ chức đầu tư lớn nhất tại phố Wall cho đến nay đã công bố dự báo về thị trường toàn cầu năm 2022. Sau một năm hoạt động phân phối vắc xin COVID-19 được triển khai rộng rãi nhưng thiếu đồng đều trên quy mô toàn cầu, các chuyên gia đưa ra các dự báo khá trái chiều nhau cho 12 tháng tới khi mà quá trình phục hồi diễn ra trong bối cảnh nhiều yếu tố bất ổn lộ diện.

Dưới đây là một số điểm chính trong dự báo của các chuyên gia, theo công bố của Nikkei:

Trong báo cáo có tên "Long-Term Capital Market Assumptions", tổ chức JP Morgan công bố rằng việc nhu cầu toàn cầu tăng và các gói chi tiêu quy mô lớn đã giúp các nền kinh tế có tốc độ hồi phục mạnh, chính vì vậy giờ đây các gói kích cầu hoàn toàn có thể được cắt giảm, triển vọng tăng trưởng của kinh tế toàn cầu không chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19.

Với khung chính sách quy mô lớn, các chuyên gia và chiến lược gia kinh tế dự báo về nhiều hậu quả khác nhau. Trong báo cáo triển vọng 2022, ngân hàng Barclays nhấn mạnh một yếu tố hỗ trợ tăng trưởng toàn cầu chính là việc kinh tế Ấn Độ hồi phục mạnh, tăng trưởng GDP ước đạt 7,8%.

Chuyên gia thuộc RBC Capital Markets trong khi đó tin rằng: “Trên quy mô toàn cầu, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ chững lại trong năm 2022 bởi còn xét đến mặt bằng so sánh khá cao của năm 2021”.

Cũng theo RBC Markets, trọng tâm của tăng trưởng kinh tế châu Á – Thái Bình Dương đang dịch chuyển sang khu vực Đông Nam Á, đại dịch suy giảm và giá hàng hóa cao hơn đã làm xấu đi triển vọng tăng trưởng của Malaysia và Indonesia, dù rằng biến chủng Omicron đang khiến cho sự bất ổn tăng lên phần nào.

Các chuyên gia cho rằng quá trình mở cửa các nền kinh tế là không thể đảo ngược và biến động thị trường suy giảm, năm 2022 có thể coi như sẽ mang đến yếu tố hỗ trợ quan trọng cho cả đồng ringgit của Malaysia và rupiah của Indonesia vốn đang được định giá thấp.

Đối với Trung Quốc, nền kinh tế lớn nhất châu Á, nhin chung các dự đoán đều giống nhau ở điểm biến động tiêu cực trên thị trường bất động sản sẽ ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng GDP bởi lĩnh vực này cùng các ngành liên quan đóng góp đến 30% GDP Trung Quốc.

Ngân hàng, tổ chức đầu tư lớn nhất Mỹ công bố dự báo về châu Á năm 2022 - Ảnh 1.

Chuyên gia phân tích thuộc Goldman Sachs dẫn đầu bởi chuyên gia kinh tế trưởng Jan Hatzius cho biết họ tin rằng các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc sẽ cố gắng ngăn rủi ro suy giảm và sẽ đưa ra hành động chính sách vừa đủ chứ không quá nới lỏng chính sách tiền tệ và tài khóa.

“Các nhà hoạch định chính sách dường như đã nhắm đến các mục tiêu dài hạn chứ không phải chỉ các con số tăng trưởng GDP ngắn hạn, trong đó bao gồm mục tiêu phân phối thu nhập, bình ổn tài chính và giảm các bon hóa. Kết hợp với nhiều yếu tố nhân khẩu học, sự dịch chuyển đó dẫn đến việc tăng trưởng kinh tế Trung Quốc có thể sẽ suy giảm chỉ còn hơn 3% trong năm 2032”, Goldman Sachs dự báo.

Chính sách không COVID của Trung Quốc có vai trò quan trọng với thị trường toàn cầu.

Trong năm vừa qua, doanh nghiệp và người tiêu dùng trên toàn cầu đương đầu với nhiều khó khăn khi mà các yếu tố gián đoạn thời đại dịch COVID-19 gây tổn hại nặng nề đến chuỗi cung ứng toàn cầu, gây ra tình trạng thiếu hụt và đẩy giá cả hàng hóa tăng cao. Phần lớn các chuyên gia phố Wall dự báo rằng lạm phát sẽ sớm giảm đi khi mà phần lớn các nước châu Á mở cửa trở lại, áp lực tại các cảng và nhà máy suy giảm đáng kể.

Theo đánh giá của Goldman Sachs, Trung Quốc vẫn tiềm ẩn rủi ro cao với việc đóng cửa các nhà máy và cầu cảng trên thế giới. Bởi Bắc Kinh áp dụng chính sách không COVID-19 trong đó bao gồm phong tỏa kéo dài ngay khi số lượng ca nhiễm COVID-19 tăng đã thu hút sự quan tâm của các chuyên gia phố Wall. Còn theo tính toán của JP Morgan, việc Trung Quốc mở cửa đất nước nhiều khả năng chỉ diễn ra sau Thế Vận hội mùa đông vào tháng 2/2022, theo kịch bản sáng sủa nhất mà chuyên gia có thể tính đến.


Trung Mến

Theo Nhịp sống doanh nghiệp

undefined