chứng khoán
thông tin thương mại
- TỶ GIÁ NGOẠI TỆ
- TỶ GIÁ VÀNG
Nông nghiệp có thể gặp khó trong 2016
12:00 | 29/02/2016
Những tín hiệu khả quan
Tín hiệu khả quan đầu tiên dễ nhận thấy nhất là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1 không tăng, tháng 2 tăng cao, nhưng tính chung 2 tháng đầu năm vẫn thuộc loại thấp nhất so với cùng kỳ các năm từ 2014 trở về trước. Đây là tín hiệu khả quan để cả năm CPI có thể thấp hơn mục tiêu tăng dưới 5% và là năm thứ ba liên tục tăng thấp.
Đây cũng là thời cơ cho các chủ thể trên thị trường, từ người tiêu dùng, người sản xuất kinh doanh, đến các nhà hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô.
Tốc độ tăng/giảm 1 số chỉ tiêu kinh tế 2 tháng đầu năm (Nguồn: Tổng cục thuế)
Bên cạnh đó, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng cao cả về vốn đăng ký (2,8 tỷ USD, tăng 135%), cả về vốn thực hiện (1,5 tỷ USD, tăng 15,4%). Lượng vốn này cộng với sự tăng lên của vốn ngoài nhà nước (riêng khu vực doanh nghiệp đăng ký 2 tháng đạt 113.000 tỷ đồng, tăng 45,8%) và sự nỗ lực đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước (2 tháng đạt 25.283 tỷ đồng, tăng 5,4%) sẽ là tín hiệu để tỷ lệ vốn đầu tư/GDP vượt mức 31%, cùng với việc nâng cao hiệu quả đầu tư, sẽ tạo điều kiện cho việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao hơn theo Nghị quyết của Quốc hội.
Nếu 2 tháng đầu năm 2015 cả nước nhập siêu 1.413 triệu USD và cả năm 2015 nhập siêu 3.538 triệu USD, thì 2 tháng đầu năm đã xuất siêu 865 triệu USD. Khu vực kinh tế trong nước tuy vẫn nhập siêu nhưng đã giảm so với cùng kỳ năm trước cả về mức nhập siêu (2.097 triệu USD so với 2.849 triệu USD), cả về tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu (29,9% so với 41,7%).
Nhập siêu từ Trung Quốc đã giảm (từ 5,2 tỷ USD xuống 4,7 tỷ USD, từ Hàn Quốc giảm từ 2,97 tỷ USD xuống2,6 tỷ USD; trong khi xuất siêu từ Hoa Kỳ tăng từ 3,4 tỷ USD lên 4,1 tỷ USD, từ EU tăng từ 2,65 tỷ USD lên 3,4 tỷ USD. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tuy xuất khẩu bị giảm mạnh, nhưng vẫn tiếp tục xuất siêu với quy mô cao hơn cùng kỳ (2.962 triệu USD so với 1.435 triệu USD). Không phải xuất siêu lúc nào cũng tốt, nhập siêu lúc nào cũng xấu, nhưng trong điều kiện cần phải thực hiện mục tiêu tổng quát có tầm quan trọng hàng đầu là ổn định kinh tế vĩ mô với các nội dung chủ yếu là cải thiện cán cân thanh toán, ổn định tỷ giá, giảm nợ công, nợ nước ngoài, thì cải thiện cán cân thương mại là nội dung cụ thể rất quan trọng.
Kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước đã chiếm 30,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, cao hơn tỷ trọng của cùng kỳ năm trước (29,7%) và cao hơn tỷ trọng của cả năm 2015 (29,5%). Đã có 29 mặt hàng đạt trên 100 triệu USD- đó là những mặt hàng hứa hẹn sẽ đạt trên 1 tỷ USD trong cả năm 2016.
Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 2 tháng đầu năm, nếu cùng kỳ năm trước bị giảm sâu (trên 10%), thì trong 2 tháng đầu năm nay đã tăng khá cao so với cùng kỳ năm trước (16%). Cùng với lượng kiều hối tăng lên từ cuối năm trước đến nay, đã đưa một lượng ngoại tệ lớn vào Việt Nam góp phần cải thiện cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoại hối và tỷ giá VND/USD không tăng cao như Trung Quốc và một số nước là đối tác đầu tư, thương mại lớn của Việt Nam. Qua đó góp phần ổn định, bảo đảm tăng trưởng kinh tế vĩ mô.
Những cảnh báo đáng chú ý
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) và ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng chậm lại, còn của ngành công nghiệp khai khoáng bị giảm, trong khi mục tiêu tăng trưởng chung GDP của năm nay cao hơn năm trước.
Việc tăng chậm lại của công nghiệp do 2 yếu tố chủ yếu. Số doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp công nghiệp nói riêng bị phá sản, giải thể, tạm ngừng hoạt động tiếp tục với số lượng nhiều, tăng lên và đã kéo dài (trong 2 tháng tổng số doanh nghiệp giải thể là 2.195, tăng 6,8%; số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động 16.471, tăng 17,9%. Xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và nhiều mặt hàng công nghiệp, nếu năm trước tăng cao, thì năm nay tăng thấp, thậm chí còn bị giảm sâu.
Nông nghiệp tiếp tục gặp khó khăn, thậm chí còn hơn cả năm 2015, do thời tiết khắc nghiệt và xuất khẩu giảm.
Thời tiết khắc nghiệt đối với mọi miền của đất nước. Miền Bắc gặp rét đậm, rét hại hiếm thấy, làm cho trâu bò gia súc chết nhiều, rau xanh dịp Tết hiếm, đắt. Cả nước, nhất là Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ, kể cả Đồng bằng sông Cửu Long gặp hạn hiếm thấy, không chỉ cây trồng, gia súc mà cả con người cũng thiếu nước, nước mặn xâm nhập sâu, các hồ đập thủy điện thiếu nước.
Tiêu thụ nông sản gặp khó khăn cả ở trong nước và xuất khẩu, nhất là xuất khẩu cà phê, chè, hạt tiêu, sắn, cao su... giảm sâu. Đây là điều cảnh báo khả năng giá trị tăng thêm nông, lâm nghiệp - thủy sản năm nay sẽ là năm thứ hai tăng thấp (năm trước chỉ tăng 2,41%).
Xuất siêu không phải do xuất khẩu tăng cao, mà chủ yếu do nhập khẩu giảm mạnh (giảm 6,4%), xuất khẩu tăng chậm (2,9%). Nhập khẩu giảm chủ yếu do nhu cầu đầu tư, sản xuất, tiêu dùng ở trong nước bị suy giảm. Nhập siêu từ Trung Quốc giảm nhưng quy mô còn lớn, trong khi nhập siêu từ Thái Lan, Ấn Độ, Malaysia, Brazil... lại tăng.
Theo VGP.