Dự báo

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

Standard Chartered dự báo kinh tế thế giới 2017 sẽ tăng tốc

12:00 | 24/02/2017

Standard Chartered dự báo kinh tế thế giới 2017 sẽ tăng tốc

 

Theo đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2017 được kỳ vọng ở mức 3,2%, cao hơn so với con số 2,9% hồi năm ngoái. Theo chuyên gia kinh tế Steve Brice của Standard Chartered, mức tăng trưởng này được xếp thứ hai, kể từ sau đợt khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra năm 2009. Ngoài ra, chỉ số lạm phát sẽ tăng ở mức vừa phải và chính sách cắt giảm thuế doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng tốt lên chứng khoán, đặc biệt tại Mỹ.

Trong lĩnh vực đầu tư trái phiếu, áp lực lạm phát tăng giúp nhà đầu tư tìm thấy cơ hội giảm rủi ro và thu ngắn lại chu kỳ đáo hạn của danh mục.

"Chúng tôi tin rằng chiến lược thu nhập từ đa dạng hóa danh mục tài sản rất thích hợp để nhà đầu tư tập trung mở rộng thêm và có thể kiếm lợi nhuận ổn ở mức lợi suất 4-5%. Tuy nhiên, chúng tôi đặt niềm tin ít hơn về mức tăng trưởng của chiến lược phân bổ đa dạng tài sản như những năm qua", báo cáo cho biết.

Đứng dưới góc nhìn vĩ mô, chuyên gia Rajat Bhattacharya nhận định châu Á sẽ là nhân tố đóng góp lớn nhất của bức tranh tăng trưởng toàn cầu. Nhiều khả năng khu vực này sẽ đóng góp 60% tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong 2017.

Tuy trải qua một một năm 2016 đầy biến động nhưng nền kinh tế châu Á đã chuyển hướng tích cực, từ "bất ổn" trở nên "ổn định". Nguyên nhân nhờ gói kích thích tài khóa và tín dụng của Trung Quốc giúp ổn định nền kinh tế nước này, qua đó tác động đến nền kinh tế khu vực. Standard Chartered khẳng định, chính sự ổn định của kinh tế Trung Quốc đã kéo nền kinh tế ở các nước châu Á còn lại và các thị trường mới nổi khác đi lên.

Bàn về hướng tăng lãi suất, báo cáo tin rằng nhiều khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tăng lãi suất tối thiểu 2 lần trong năm 2017 khi áp lực lạm phát bắt đầu gia tăng, bù lại đồng USD sẽ trở nên mạnh hơn trước.

Một trong những nguy cơ then chốt có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu đến từ chủ nghĩa bảo hộ thương mại của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Trong bài phát biểu đầu tiên kể từ khi bầu cử, Tổng thống Trump đã nhấn mạnh một vài chính sách ưu tiên, bao gồm áp đặt các mức thuế trừng phạt lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và Mexico, rút khỏi Hiệp định TPP và đàm phán lại các hiệp định thương mại hiện nay như NAFTA.

Nhìn chung, những chính sách của ông Trump đều tập trung vào mục tiêu đẩy mạnh sản xuất và gia tăng việc làm thị trường Mỹ. Tuy nhiên, nếu các biện pháp bảo hộ thương mại của ông Trump được thực thi, chúng có thể làm suy giảm triển vọng thương mại toàn cầu vốn đã trải qua nhiều năm suy thoái, các thị trường mới nổi sẽ phải đối mặt với nguy cơ lớn nhất từ hệ quả trên.

Standard Chartered quan ngại, việc Mỹ quyết định rời Hiệp định TPP sẽ là cơ hội để Trung Quốc bành trướng tầm ảnh hưởng lên toàn cầu. Điều này làm tăng khả năng châu Á ngoảnh đầu với Mỹ, hướng tới Trung Quốc và khiến cục diện kinh tế thế giới càng trở nên căng thẳng.

Theo DNSG

undefined