Dự báo

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

Tin thời tiết sẽ không còn miễn phí

12:00 | 11/05/2015

Giá cà phê trên các sàn kỳ hạn và trong nước cứ “nóng lạnh” theo tin thời tiết. Ảnh: MINH KHUÊ

Ai lo theo chuyện mưa gió bất thường?

Ngay lập tức, nhiều cơ quan dự báo khí tượng thủy văn phát báo động đỏ cho những vùng chịu ảnh hưởng: El Nino trở lại.

Thường trong giai đoạn El Nino hoành hành, một mặt, nhiệt độ nước trên mặt biển gia tăng, gây rối loạn các luồng gió, tạo nên bão tố, lụt lội bất ngờ; mặt khác nhiều nơi phải chịu nắng nóng, hạn hán... gây ảnh hưởng lớn đến năng suất nông nghiệp và nhiều ngành kinh tế khác. Đó là chưa nói El Nino có thể gây nên những dịch bệnh nguy hiểm tác động xấu đến đời sống con người do thời tiết thất thường và khắc nghiệt.

Nghe nói El Nino, chắc chẳng mấy người bình thường quan tâm, có khi còn không được coi trọng bằng bản tin thời tiết nơi họ chuẩn bị đến nghỉ dưỡng. Cứ sáng sáng chiều chiều, không đài phát thanh và truyền hình nào không phát đi bản tin thời tiết hoàn toàn miễn phí, nghe riết đến độ cứ tưởng “nắng mưa là chuyện của trời...”, có gì mà quan trọng!

Nhưng họ không biết rằng khi nghe El Nino trở lại, nhiều người phải lao vào theo dõi các bước phát triển của hiện tượng này, từ chính phủ các nước trong vùng chịu ảnh hưởng, đến các trung tâm dự báo quốc tế và quốc gia, các chuyên gia, nhà khoa học... để giúp con người tránh những thảm họa có thể xảy ra do một hiện tượng thời tiết nguy hiểm bất thường.

Thời tiết cũng là tiền

Thiệt hại do thiên tai đã quá rõ, nhưng chịu ảnh hưởng trực tiếp nhất là nông dân và nhiều ngành kinh tế khác ngoài nông nghiệp. Nắng nóng và hạn hán khiến nước không đủ tưới, năng suất không đạt, sản lượng giảm mất mùa đói kém, giá thành sản xuất nông lâm ngư nghiệp tăng. Ngược lại, biết chắc trong vòng vài ba ngày nữa sẽ có mưa to, nhà nông khỏi bỏ chi phí tưới ruộng vườn, giảm giá thành sản xuất. Mưa bão, các hãng lữ hành phải ngưng tour du lịch, máy bay phải hủy chuyến, nhà thầu xây dựng có thể “sập tiệm” như chơi nếu không biết trước chính xác trời mưa lớn hay không, để đổ bê tông cho một công trình. Ngành may mặc áo lạnh phải ế hàng khi gặp phải mùa đông “ấm áp”. Nhà sản xuất kem chống nắng chắc phải khóc khi hè về nhưng trời cứ ủ nhiều mây...

“Ăn bánh phải trả tiền”

Vì vậy, hãy chuẩn bị tinh thần vì những bản tin thời tiết chuyên sâu cho ngành nông nghiệp và nhiều ngành kinh tế khác có liên quan đến thời tiết sẽ không còn “cho không biếu không” nữa.

Thật thế, Bộ Thương Mại Mỹ đưa ra dữ liệu có 70% sản phẩm dịch vụ của các nền kinh tế hiện nay có liên quan đến tình hình thời tiết nhạy cảm. Đó là lý do tại sao từ mươi năm nay, nhiều doanh nghiệp tính toán chi phí rủi ro về thời tiết vào kế hoạch và giá thành sản phẩm. Nhiều nhà đầu tư trong nước đã tránh bỏ tiền xây sân tennis ngoài trời tại các tỉnh mưa dầm để dựng công trình thể dục thể thao khác với công năng cao hơn.

Nếu như trước đây, thông tin thời tiết mang tính phổ thông, người hành nghề đo đạc khí tượng - thủy văn buồn tẻ, lương không cao bằng các ngành kinh tế khác... thì nay nghề này đang trở thành một nghề hứa hẹn. Nghe rằng nhiều hãng dự báo thời tiết tại các nước phát triển đang sắm thiết bị hiện đại để phục vụ cho từng khách hàng cụ thể. Đấy cũng là nhu cầu của khách hàng: dự báo phải đạt mức độ chính xác nhất định để làm sao dựa trên đó, họ có thể đi đến quyết định cho các thương vụ.

Tin thời tiết: thị trường đang phát triển

Ít người nghĩ rằng trong giao dịch của các hợp đồng bảo hiểm, hoặc vay tiền ngân hàng để đầu tư hay kinh doanh, các hãng tài chính - ngân hàng lớn trên thế giới hiện nay đều “cắm” chi phí dự báo thời tiết trong đó. Có thể họ sẽ từ chối bảo hiểm chuyến hàng xuất khỏi cảng trong tuần tới nếu như lô hàng ấy sẽ gặp siêu bão; có thể ngân hàng hạn chế tín dụng nếu như có rủi ro về giá cả trong một giai đoạn nào đó...

Trong kinh doanh cà phê, hàng năm, cứ đến khoảng tháng 5, khi chưa đến mùa giá rét của Brazil - nước xuất khẩu cà phê lớn nhất từ trước đến nay chưa ai vượt kịp, là bắt đầu có nhiều tin đồn thổi về sương giá, sương muối... Giá cà phê trên các sàn kỳ hạn và trong nước cứ vào thời điểm ấy trong năm cũng “nóng lạnh” theo tin sương giá. Nhiều người có kinh nghiệm cho biết nhiều khi chưa có rét đậm rét hại hủy hoại cây và sản lượng cà phê, giới đầu cơ biết trước tin thời tiết đã đẩy giá lên cao rồi xả hàng ra và chạy mất đất, để lại hậu quả cho người nhận tin sau, mua nhồi trữ hàng cho đến khi giá xuống và ôm “cục tức”.

Hệ quả của việc theo nguồn tin trôi nổi

Hóa ra, quyết định thực hiện một kế hoạch, một thương vụ kinh doanh thời nay không chỉ dựa trên các nghiên cứu cung - cầu, trên vị thế tài chính mà còn bị chi phối bởi “ngón đòn” bí mật là có trước các dữ kiện đúng đắn về thời tiết.

Hiện nay, nhiều ngành kinh tế nước ta, đặc biệt là nông nghiệp, thường theo các thông tin trôi nổi trên thị trường để đi đến quyết định kinh doanh mà cứ tưởng rằng tất cả thông tin kinh tế, kể cả tin thời tiết, đều miễn phí!

Đã có nhiều đợt thua đau do tính toán dựa vào các nguồn tin “miễn phí”, vì khi họ đi xuôi thì ta lại đi ngược. Như vừa qua, nhiều người đua nhau tích trữ cà phê do quá tin vào tin đồn hạn hán tại Brazil, đến nay giá xuống mạnh, hàng không bán được, không chỉ doanh nghiệp thua lỗ mà nền kinh tế của đất nước cũng giảm kim ngạch, mất thị phần qua tay các nước khác...

Theo Saigontimes.

undefined