Dự báo

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

Ủy ban Giám sát Tài chính QG: Tăng trưởng sẽ đạt 6,5%

12:00 | 03/04/2015

Xuất khẩu đang gặp khó khăn do giá thế giới giả. Ảnh TL

Những tín hiệu phục hồi kinh tế

Trong báo cáo gửi phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3, Ủy ban đưa ra con số này trên nền tảng hàng loạt các tín hiệu tích cực đã được ghi nhận trong quí 1 năm nay.

Kinh tế tăng trưởng tốt giúp bù đắp phần nào ảnh hưởng của việc giảm giá dầu đến thu NSNN. Lũy kế đến hết tháng 3-2015, mặc dù thu từ dầu thô giảm 35,9% so cùng kỳ (cùng kỳ tăng 0,3%) thu nội địa tăng 19,6% so cùng kỳ (cùng kỳ tăng 16,5%).

Nhờ đó, tổng thu NSNN lũy kế quý 1 đạt 226 nghìn tỉ đồng, vẫn tăng 10,3% so với cùng kỳ 2014 (cùng kỳ tăng 15,9%).

UBGSTCQG ước tính cho cả năm 2015, giá dầu bình quân 60 đô la Mỹ/thùng sẽ trực tiếp làm thu NSNN từ dầu thô giảm 37.000 tỉ đồng so với dự toán.

Tuy nhiên, giá dầu giảm sẽ ảnh hưởng tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua giảm chi phí sản xuất, nhờ đó thu NSNN từ khu vực sản xuất, kinh doanh có thể tăng khoảng 22.000 tỉ đồng so với dự toán, theo tính toán của tổ chức này.

Ngoài ra, điều chỉnh phí và thuế nhập khẩu xăng dầu cũng như một số loại thuế khóa liên quan đến sử dụng xăng dầu có thể bù đắp giảm thu về dầu thô.

Tăng trưởng tiếp tục phục hồi mạnh mẽ trong quí 1/2015 với GDP tăng 6,03% so với cùng kỳ năm trước. Đây là quí 1 có mức tăng trưởng cao nhất trong 5 năm trở lại đây.

Tăng trưởng GDP cả năm 2015 cũng sẽ tích cực hơn 2014 do cải thiện về cả tổng cầu lẫn tổng cung.
Thứ nhất, tổng cầu cải thiện trước hết về cầu tiêu dùng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quí 1/2015 cao hơn mức tăng 5,1% của cùng kỳ 2014 (sau khi loại trừ yếu tố giá tăng 9,2% so với cùng kỳ).

Mức tiêu thụ điện trong quí 1/2015 cũng tăng nhanh hơn cùng kỳ năm ngoái, đạt mức 12,7% (cùng kỳ là 9,2%). Chỉ số niềm tin tiêu dùng (Ngân hàng ANZ Việt Nam công bố) cũng tăng, từ mức 135,4 điểm trong tháng 1 lên mức 142,3 điểm trong tháng 2. Điều này cho thấy người tiêu dùng lạc quan hơn về triển vọng tăng trưởng kinh tế.

Thứ hai, cầu đầu tư cũng cải thiện khi dư nợ tín dụng 3 tháng đầu năm tăng nhanh hơn cùng kỳ. Tính đến 20-3-2015 tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế đạt 1,25% (cao hơn nhiều so với mức giảm 0,57% của cùng kỳ năm 2014). Tình hình tín dụng cải thiện một phần do mặt bằng lãi suất có xu hướng giảm. Tính đến 18-3 lãi suất huy động bình quân của các ngân hàng ở mức 5,8%, giảm 0,2 điểm phần trăm so với đầu năm.

Trong khi đó, vốn FDI thực hiện trong quí 1/2015 cũng tăng cao hơn cùng kỳ (7% so với 5,6%). Tuy nhiên, tốc độ giải ngân vốn đầu tư từ NSNN còn chậm khi vốn đầu tư thực hiện từ nguồn vốn NSNN lũy kế quí 1 ước đạt 35.700 tỉ đồng, chỉ bằng 17,6% kế hoạch năm, thấp so với kế hoạch giải ngân bình quân 3 tháng là 24,9% đầu năm.

Thứ ba, tổng cung cải thiện nhờ chi phí đầu vào giảm. Điều tra PMI của HSBC cho thấy giá cả đầu vào đã liên tục giảm kể từ tháng 11-2014. Chi phí đầu vào giảm do giá hàng hóa thế giới giảm-nhất là giá năng lượng- và do môi trường kinh doanh được cải thiện. Hệ số cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam đã tăng 2 bậc, từ 70 (năm 2013) lên 68 (2014-2015) trong đó có sự đóng góp của những tiến bộ về thể chế và ổn định kinh tế vĩ mô. Nhờ đó, năng suất của nền kinh tế đã có sự chuyển biến và mức tăng trưởng dài hạn bắt đầu cải thiện từ quí 1/2014.

Doanh nghiệp tư nhân vẫn khốn khó

Tuy nhiên, không phải ai cũng được hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế, theo đánh giá của UBGSTCQG. Cơ quan này nhận xét, doanh nghiệp còn khó khăn, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Số doanh nghiệp khó khăn phải tạm ngừng hoạt động trong quí 1/2015 tăng 14,2% so với cùng kì, trong đó 94,2% là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ.

Giá điện điều chỉnh tăng làm tăng chi phí đầu vào của các ngành sản xuất, nhất là các ngành sản xuất vật liệu xây dựng (sắt thép, xi măng). Trong điều kiện thị trường bất động sản phục hồi chậm, doanh nghiệp khó điều chỉnh giá đầu ra tăng thì việc điều chỉnh giá điện sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp này.

Bên cạnh đó, xuất khẩu 2015 sẽ gặp nhiều thách thức hơn so với năm 2014. Lý do, theo ủy ban, xuất khẩu chịu ảnh hưởng bởi giá hàng hóa thế giới giảm.

Kim ngạch xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2015 chỉ tăng 6,9%, thấp hơn mức 14,1% cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chính là giá hàng hóa xuất khẩu giảm. Kim ngạch xuất khẩu của nhóm các mặt hàng thống kê cả về giá trị và lượng đã giảm tới 24,4% so với cùng kỳ năm 2014; sự suy giảm trên chủ yếu do yếu tố giá khi lượng xuất khẩu chỉ giảm 2,4%.

Do đó, từ nay đến cuối năm với dự báo giá hàng hóa thế giới tiếp tục giảm xuất khẩu sẽ gặp không ít khó khăn. Tăng trưởng xuất khẩu 2013 và 2014 có sự đóng góp không nhỏ của xuất khẩu điện thoại Samsung nhưng yếu tố này không còn trong năm 2015. Do vậy để đạt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 10% đòi hỏi phải có sự cố gắng hơn.

Lạm phát 3,5%

UBGSTCQG dự báo lạm phát cơ bản năm 2015 khoảng 3,5%. Với dự báo trên, trong điều kiện giá lương thực và năng lượng thế giới được dự báo giảm trong năm 2015, khả năng đạt mục tiêu 5% về lạm phát tổng thể sẽ phụ thuộc chủ yếu vào mức độ điều chỉnh giá điện. UBGSTCQG ước tính mức tăng giá điện bình quân 7,5% (ngày 16-3) có ảnh hưởng làm lạm phát cả năm 2015 tăng thêm khoảng 0,5 điểm phần trăm. Với mức lạm phát cơ bản dự báo trên, giá hàng hóa cơ bản vẫn còn dư địa điều chỉnh, phân tích tính mùa vụ của CPI, Ủy ban nhận định tháng 5 là thời điểm thích hợp cho việc điều chỉnh này.

Lạm phát thấp tạo điều kiện giảm mặt bằng lãi suất. Tuy nhiên, từ nay đến cuối năm, lãi suất có thể sẽ chịu áp lực từ gia tăng phát hành TPCP, nhất là khi trong năm 2015 việc phát hành TPCP sẽ chỉ thực hiện đối với kỳ hạn từ 5 năm trở lên. Theo kế hoạch năm 2015 sẽ phát hành 232.000 tỉ đồng TPCP, tăng 7,7% so với năm 2014. Trên thực tế, lợi suất TPCP đã có dấu hiệu tăng lên trong tháng 3-2015. Ngoài ra, trong điều kiện đô la Mỹ lên giá so với các đồng tiền và xuất khẩu tăng chậm, lãi suất có thể phải duy trì để ổn định tâm lý thị trường.

Theo Saigon times.

undefined