Dự báo

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

Vì sao lạm phát Việt Nam tăng thấp, GDP năm tới sẽ ra sao?

12:00 | 27/10/2022

Từ đầu năm 2022, khi lạm phát leo thang trên thế giới, lạm phát tại Việt Nam vẫn luôn thấp gây một số hoài nghi về cách tính và mức độ phản ánh chính xác.

Vậy năm tới sẽ thế nào, cũng như cân đối với mục tiêu tăng trưởng GDP?

Kinh tế thế giới dự báo sẽ tồi tệ hơn

Phục vụ phiên thảo luận toàn thể của Quốc hội về kinh tế, xã hội từ sáng 27/10, ngày 26/10 các vị đại biểu Quốc hội đồng thời nhận được hai báo cáo.

Thứ nhất là báo cáo tổng hợp ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.

Ở đây, Tổng thư ký Quốc hội phản ánh, về kế hoạch năm sau có ý kiến cho rằng mục tiêu chung là phải giữ vững kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối của nền kinh tế, tuy nhiên, không thể kỳ vọng tất cả các mục tiêu đều đạt, ví dụ mục tiêu lạm phát cao thì chắc chắn mục tiêu tăng trưởng sẽ bị giảm sút, tốc độ tăng trưởng có thể phải thấp hơn nữa.

Về các chỉ tiêu chủ yếu, một số vị bày tỏ nhất trí với các chỉ tiêu Chính phủ đề ra, tuy nhiên đề nghị cần dựa trên dự báo cụ thể, đánh giá kỹ về bối cảnh trong nước, quốc tế để đưa ra các chỉ tiêu phù hợp, chính xác.

Nhiều ý kiến đề nghị báo cáo rõ hơn việc xây dựng chỉ tiêu tăng GDP từ 6,5%; đề xuất xây dựng 2 kịch bản tăng trưởng với GDP ở mức 6,2% và 6,5%; nghiên cứu xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng GDP ở mức cao hơn, báo cáo rõ hơn việc xây dựng chỉ tiêu lạm phát lên tới 4,5%.

Những vấn đề này đã được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng hồi âm tại báo cáo thứ hai: Giải trình ý kiến đại biểu thảo luận tại tổ về tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 và dự kiến Kế hoạch năm 2023.

Về mức tăng trưởng GDP, Bộ trưởng hồi âm, kinh tế thế giới năm 2023 được dự báo nhiều rủi ro, thách thức khi xung đột Nga – Ucraina hiện nay chưa có dấu hiệu kết thúc, kéo theo giá năng lượng và thực phẩm tăng, lạm phát leo thang và lãi suất tăng mạnh. Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn vào năm tới, theo đó IMF đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2023 xuống 2,7% so với dự báo 2,9% đưa ra vào tháng 7/2022.

Nguyên nhân là lãi suất tăng đã làm chậm đà tăng trưởng nền kinh tế Mỹ trong khi châu Âu chật vật với giá khí đốt tăng, còn Trung Quốc tiếp tục các biện pháp phong tỏa nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 và ngành bất động sản của nước này suy yếu.

Trong nước, bên cạnh sự khởi sắc của kinh tế năm 2022, thì dự báo năm 2023 kinh tế Việt Nam cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức.

Đó là, dịch COVID-19 tuy đã được kiểm soát nhưng vẫn tồn tại nhiều nguy cơ bùng phát với những biến chủng mới, áp lực lạm phát gia tăng, rủi ro thị trường tài chính, hoạt động sản xuất vẫn phụ thuộc nhất định vào thị trường nước ngoài, nên khả năng có thể suy giảm theo đà giảm của kinh tế thế giới.

“Tuy nhiên, bên cạnh những bất ổn như vậy, vẫn còn những dư địa để hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế đạt kỳ vọng tốt như: chính sách kiểm soát vĩ mô của Chính phủ khá hiệu quả và chủ động, đầu tư công có khả năng phục hồi mạnh trong năm tới, giải ngân đầu tư cơ sở hạ tầng của gói phục hồi chủ yếu tập trung trong năm 2023, lạm phát vẫn trong phạm vi an toàn, du lịch và tiêu dùng tiếp tục phục hồi tốt...”, báo cáo nêu nhận định.

Trên cơ sở đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong năm 2023, dự báo mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2023 đạt khoảng 6,5%, là phù hợp với bối cảnh chung, Bộ trưởng hồi âm đại biểu.

Rổ và cách tính CPI đã chính xác?

Liên quan đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI), có ý kiến đề nghị làm rõ việc đánh giá rổ hàng hóa theo phương pháp tính của Tổng cục Thống kê đã phản ánh chính xác tác động của tăng giá đến đời sống người dân và doanh nghiệp hay không? Cân nhắc xây dựng một gói rổ hàng hóa phản ánh để có chính sách kịp thời để hạn chế những tác động đến người dân và doanh nghiệp.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giải thích: Đối với rổ hàng hóa tính chỉ số CPI, số lượng hàng hóa và dịch vụ đại diện điều tra được thực hiện theo Tài liệu hướng dẫn biên soạn Chỉ số giá tiêu dùng của các tổ chức quốc tế.

Ở Việt Nam, lần đầu tiên Tổng cục Thống kê tính và công bố chỉ tiêu CPI vào năm 1998, chọn năm gốc l năm 1995 với danh mục hàng hóa gồm 300 mặt hàng đại diện. Từ đó đến nay, năm gốc tính CPI được thay đổi cùng với việc mở rộng danh mục và cập nhật quyền số của các nhóm hàng hóa đại diện theo định kỳ.

Hiện nay, Tổng cục Thống kê thực hiện theo phương án điều tra giá tiêu dùng giai đoạn 2020-2025 với năm gốc 2019. Để xây dựng Danh mục hàng hóa đại diện sử dụng trong điều tra giá tiêu dùng, Tổng cục Thống kê đã tiến hành khảo sát thị trường của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trên cơ sở kết quả khảo sát, Tổng cục Thống kê loại bỏ những hàng hóa không còn phổ biến và bổ sung thêm hàng hóa mới, phổ biến trong tiêu dùng của dân cư.

Tổng số mặt hàng trong Danh mục hàng hóa đại diện giai đoạn 2020-2025 là 754 mặt hàng (tăng 100 mặt hàng so với giai đoạn trước). Danh mục hàng hóa đại diện này được rà soát, phân tổ dựa trên Bảng phân loại tiêu dùng theo mục đích của hộ gia đình Việt Nam; đảm bảo phục vụ biên soạn chỉ tiêu CPI cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cho các vùng và cả nước theo tháng, quý, năm.

Việc bổ sung thêm những mặt hàng tiêu dùng mới, đã và đang trở nên phổ biến, được ưa chuộng, hiện đại, đồng thời được cập nhật thường xuyên trong quá trình thu thập thông tin khiến rổ hàng hóa mang tính đại diện hơn, phản ánh sát hơn đời sống, cơ cấu tiêu dùng của người dân, phù hợp với sự đa dạng, phong phú của các nhóm hàng hóa, dịch vụ.

Bên cạnh chỉ tiêu CPI, Tổng cục Thống kê hàng quý còn công bố các loại chỉ số giá khác để phản ánh tính hình giá cả trên thị trường như chỉ số giá sản xuất sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản; chỉ số giá sản xuất sản phẩm công nghiệp; chỉ số giá dịch vụ; chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất; chỉ số giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.

Đáng lưu ý, mặc dù CPI chưa tăng cao nhưng giá sản xuất đang có xu hướng tạo sức ép lên giá cả hàng hóa tiêu dùng. Bình quân 9 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm trước, chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất tăng 6%, cao nhất trong vòng 10 năm qua; chỉ số giá sản xuất sản phẩm công nghiệp tăng 4,71%; chỉ số giá nhập khẩu h ng hóa tăng cao nhất kể từ năm 2012 với mức tăng 10,86%... Điều này cho thấy doanh nghiệp đang phải chịu sức ép rất lớn về chi phí sản xuất.

Nhìn chung, CPI do Tổng cục Thống kê thu thập thông tin, biên soạn và công bố đã phản ánh xu hướng biến động giá trên thị trường. Trong đó, CPI bình quân 9 tháng đầu năm 2022 được kiềm chế ở mức thấp với tốc độ tăng 2,73% so với cùng kỳ năm trước do một số nguyên nhân chính như sau:

Để chủ động ứng phó với áp lực lạm phát gia tăng, Bộ trưởng cho hay trong thời gian qua Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương ban hành kịp thời nhiều chính sách, thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội. Các chính sách phù hợp cùng với sự quyết liệt, sát sao trong chỉ đạo, điều h ành đã giúp giảm áp lực đáng kể lên mặt bằng giá, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của nhân dân.

Một số chính sách rất hiệu quả như: Giảm thuế giá trị gia tăng với một số nhóm hàng hóa và dịch vụ từ 10% xuống 8% từ ngày 01/02/2022; giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày 31/12/2022; giảm mức thu 37 khoản phí, lệ phí trong 6 tháng đầu năm 2022; giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu; thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nh cho người lao động; quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động...

Các nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng có tác động lớn tới CPI được kiểm soát giá chặt chẽ. Trong năm học 2021-2022, nhiều địa phương thực hiện miễn, giảm học phí để chia sẻ khó khăn cho người dân trong đại dịch đã giúp chỉ số giá dịch vụ giáo dục 9 tháng đầu năm giảm 1,88% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI chung giảm 0,1 điểm phần trăm.

Đối với giá dịch vụ y tế, nếu thực hiện giá dịch vụ khám chữa bệnh theo đúng lộ trình thì năm 2021 phải hoàn thành việc tính đủ các loại chi phí theo quy định của pháp luật về giá. Tuy nhiên, việc điều chỉnh này đến nay chưa hoàn thành cũng góp phần kiềm chế tốc độ tăng của CPI.

Thêm vào đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã chủ động đề xuất chưa tăng giá điện trong năm nay mặc dù chi phí đầu vào của ngành này như giá xăng dầu, giá than đều đã tăng rất cao.

Chính phủ và các bộ, ngành liên tục chỉ đạo các địa phương thực hiện quản lý giá trên địa bàn, nhiều doanh nghiệp tích cực tham gia chương trình bình ổn giá, bảo đảm đầy đủ các hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu của người dân, đặc biệt là mặt hàng lương thực, thực phẩm, trong đó giá thịt lợn bình quân 9 tháng năm nay giảm 15,99% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm giảm CPI chung 0,54 điểm phần trăm.

Việc Việt Nam có lợi thế chủ động được về lương thực, thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong kiềm chế lạm phát ở Việt Nam - báo cáo nêu rõ.

KHÁNH PHƯƠNG

Theo Bizlive

undefined