Dự báo

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

Việt Nam và nhiều nền kinh tế châu Á sẽ duy trì được tăng trưởng trên 7% trong thập niên tới

12:00 | 13/05/2019

Những năm 2020 được cho là sẽ trở thành thập kỷ châu Á, châu lục này sẽ đứng đầu danh sách các nền kinh tế duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 7%.

Theo nghiên cứu công bố ngày Chủ Nhật từ trưởng bộ phận nghiên cứu tại ngân hàng Standard Chartered ở Ấn Độ, ông Madhur Jha, Ấn Độ, Bangladesh, Việt Nam, Myanmar và Philippines sẽ thuộc nhóm thực hiện được mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên.
Như vậy cứ sau mỗi 10 năm duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 7%, GDP của các nước này sẽ tăng quy mô gấp đôi.
Thu nhập bình quân đầu người như vậy cũng tăng trưởng chóng mặt theo, GDP bình quân đầu người của Việt Nam ở thời điểm năm 2030 sẽ ở mức khoảng 10.400USD/người từ mức khoảng 2.500USD/người vào năm ngoái.
Nhóm các nước thành viên khu vực Nam Á sẽ nổi bật với thành tích tăng trưởng GDP khi mà tính đến năm 2030, dân số của nhóm này sẽ tương đương khoảng 1/5 dân số thế giới. Nhân khẩu học có thể coi như “món quà” cho Ấn Độ, cùng lúc đó việc Bangladesh đầu tư mạnh vào y tế và giáo dục cũng giúp cho tăng trưởng kinh tế hưởng lợi.
Việc các nước châu Á thống trị danh sách các nước có nền kinh tế tăng trưởng cao đánh dấu sự thay đổi đáng kể so với năm 2010, khi mà ngân hàng Standard Chartered bắt đầu tính toán về các nền kinh tế. Ở thời điểm đó, nhóm các nền kinh tế được dự báo tăng trưởng cao có đầy đủ đại diện của châu Á và châu Phi bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh, Việt Nam, Nigeria, Ethiopia, Tanzania, Uganda và Mozambique.
Sự vắng mặt của Trung Quốc trong bảng xếp hạng lần này không khỏi khiến nhiều người ngạc nhiên. Điều đó cho thấy tăng trưởng kinh tế đã chững lại cũng như việc Trung Quốc đang ngày một khó duy trì tăng trường cao như trước đây. Standard Chartered ước tính nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới sẽ duy trì được tốc độ tăng trưởng GDP 5,5% trong thập niên 2020.
Tăng trưởng của nhóm nước khu vực Saharan của châu Phi cũng đi xuống, giới chuyên gia phân tích cho rằng nhóm các nước này cần tiến hành cải tổ nhanh chóng dù giá hàng hóa giờ không còn được tăng trưởng cao như trước.
Tuy nhiên, tăng trưởng GDP cao không phải là tất cả, cần phải xét đến bất bình đẳng thu nhập, tội phạm, ô nhiễm – tất cả những vấn đề này sẽ đi cùng với tăng trưởng cao.
Thế nhưng cùng lúc đó phải nói đến nhiều tác động tích cực, trong đó phải kể đến việc tăng trưởng cao hơn giúp kéo nhiều người ra khỏi đói nghèo, mang đến cơ hội chăm sóc sức khỏe và giáo dục tốt hơn, giảm đi rối loạn xã hội và chính trị. Nhóm nước tăng trưởng được 7% thường có tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư tương đương khoảng từ 20 đến 25% GDP.

Trung Mến
Theo Bizlive

undefined