chứng khoán
thông tin thương mại
- TỶ GIÁ NGOẠI TỆ
- TỶ GIÁ VÀNG
“Kinh tế Trung Quốc có thể vượt Mỹ vào năm 2026”
12:00 | 24/06/2015
10 nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2014 và 2050 (dự báo) xét trên GDP danh nghĩa - Nguồn: Bloomberg/EIU.
Theo dự báo trên, Trung Quốc có thể “soán ngôi” nền kinh tế lớn nhất thế giới của Mỹ ngay từ năm 2026, xét trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP) danh nghĩa tính bằng đồng USD.
Ngoài ra, đến năm 2050, GDP của mỗi nước Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ sẽ lớn hơn tổng GDP của 5 nền kinh tế tiếp theo, bao gồm Indonesia, Nhật, Đức, Brazil và Mexico.
Theo nhận định của EIU, sự chênh lệch về quy mô như vậy trong top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới là chưa từng có tiền lệ trong lịch sử.
Về thu nhập bình quân đầu người, Trung Quốc được dự báo sẽ gần đuổi kịp Nhật trong thời gian đến năm 2050 và đạt mức gần một nửa so với GDP bình quân đầu người của Mỹ, từ chỗ chỉ bằng 14% so với của Mỹ vào năm 2014.
Cùng với đó, sức mua của người tiêu dùng Ấn Độ sẽ tăng lên mức bằng 24% so với Mỹ, từ chỗ chỉ bằng 3% trong năm 2014, theo EIU.
Cũng theo dự báo của cơ quan này, đến năm 2050, châu Á sẽ chiếm 53% GDP toàn cầu, trong khi tỷ trọng của châu Âu trong GDP toàn cầu giảm xuống.
Tuy vậy, châu Phi và Trung Đông mới là hai khu vực có tỷ lệ lớn nhất dân số trong độ tuổi lao động. Phần lớn của châu Âu và Đông Á sẽ chứng kiến sự suy giảm của lực lượng lao động, trong đó quốc gia có dân số già hóa Nhật Bản sẽ có mức suy giảm lực lượng lao động lớn nhất, lên tới 25%, trong thời gian từ nay đến năm 2050.
Dân số trong độ tuổi lao động của Trung Quốc và Hàn Quốc được dự báo sẽ giảm tương ứng 17% và 18%. Lực lượng lao động của Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Đức được dự báo sẽ giảm hơn 1/5, theo EIU.
Tổ chức này nhận định, sức mạnh kinh tế ngày càng lớn của hai “gã khổng lồ” châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ sẽ đi kèm với ảnh hưởng chính trị lớn hơn.
“Xét đến sức mạnh kinh tế của Trung Quốc và Ấn Độ, hai nước này sẽ giữ một vai trò lớn hơn trong giải quyết các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, an ninh quốc tế và quản trị kinh tế toàn cầu”, EIU nhận định.
“Trong trung hạn, điều này sẽ đòi hỏi các cường quốc hiện tại của thế giới, chủ yếu là Mỹ, để Ấn Độ và nhất là Trung Quốc, đóng một vai trò lớn hơn trên trường quốc tế và điều chỉnh các định chế quốc tế để các nước này phát huy ảnh hưởng”, theo EIU.
Theo VnEconomy.