chứng khoán
thông tin thương mại
- TỶ GIÁ NGOẠI TỆ
- TỶ GIÁ VÀNG
8 tháng năm 2024, các chương trình mục tiêu quốc gia giải ngân ước đạt 52%
12:00 | 04/09/2024
Tình hình giải ngân vốn đầu tư công cho các chương trình mục tiêu quốc gia vẫn gặp khó, dù các bộ ngành đã có nhiều nỗ lực...
Số liệu cập nhật từ Bộ Tài chính cho biết, tính đến hết tháng 7/2024 các chương trình mục tiêu quốc gia đã giải ngân 10.312,924 tỷ đồng, đạt 39% kế hoạch vốn. Ước lũy kế giải ngân đến hết tháng 8/2024 là 13.812,392 tỷ đồng, đạt 52% kế hoạch vốn...
Đối với các dự án quan trọng quốc gia, tình hình giải ngân vẫn khá chậm. Tính đến hết ngày 31/7/2024, tổng số vốn giải ngân của 9 dự án quan trọng quốc gia ngành Giao thông Vận tải là 32.743,5 tỷ đồng, chỉ đạt 34,6% kế hoạch.
Trong đó vốn ngân sách trung ương đạt 30.438,17 tỷ đồng (đạt 42%) và vốn ngân sách địa phương đạt 2.305,33 tỷ đồng (đạt 10,5%).
Đối với các chương trình mục tiêu quốc gia, tốc độ giải ngân cải thiện hơn. Theo thống kê, lũy kế giải ngân đến hết tháng 7/2024 đạt 10.312,924 tỷ đồng (đạt 39%). Ước lũy kế giải ngân đến hết tháng 8/2024 là 13.812,392 tỷ đồng (đạt 52% kế hoạch).
7 tỉnh đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công tdưới 20%. Nguồn: Bộ Tài chính.
Có 7 tỉnh đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp, dưới 20%. Trong đó, Bình Phước là tỉnh có tỷ lệ giải ngân thấp nhất (8%). Các tỉnh còn lại có tỷ lệ giải ngân từ 10% trở lên và dưới 20%, gồm: Thái Bình (18%), Phú Yên và Hòa Bình (15%), Hà Tĩnh (13%), Cà Mau (12%), Nam Định (10%).
Với quyết tâm đưa nhanh, kịp thời nguồn vốn đến với những nhiệm vụ, dự án, giúp cho người dân, nhất là người dân ở vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nâng cao đời sống, phát triển kinh tế xã hội, trong phạm vi quyền hạn của mình, Bộ Tài chính đã và đang tiếp tục đôn đốc các địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân các chương trình mục tiêu quốc gia. Đồng thời, Bộ Tài chính đã có các văn bản kịp thời trả lời, hướng dẫn các vướng mắc của các địa phương theo thẩm quyền.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng yêu cầu các chủ các chương trình mục tiêu quốc gia/dự án/tiểu dự án thành phần (Ủy ban Dân tộc, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội...), cơ quan chủ trì hướng dẫn quản lý vốn đầu tư công (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), UBND các tỉnh ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành đầy đủ cơ chế chính sách và kịp thời hướng dẫn tổ chức triển khai, tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Về phía các địa phương cũng đang tích cực thực hiện các giải pháp để cải thiện tỷ lệ giải ngân nguốn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia trong các tháng cuối năm.
Tường An
Theo VnEconomy