chứng khoán
thông tin thương mại
- TỶ GIÁ NGOẠI TỆ
- TỶ GIÁ VÀNG
Lễ ra mắt Viện Nghiên cứu Nam Á, Tây Á và Châu Phi (ISAWAAS) - đơn vị nghiên cứu khối quốc tế có quy mô lớn nhất của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
12:00 | 06/07/2024
Ngày 05/07/2024, Viện Nghiên cứu Nam Á, Tây Á và Châu Phi (ISAWAAS) đã tổ chức lễ ra mắt và Hội thảo quốc tế “Phát triển Hệ sinh thái Halal: Chia sẻ kinh nghiệm giữa các quốc gia trên thế giới và Việt Nam” tại trụ sở số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.
Ts.Phan Chí Hiếu - Chủ tịch Viện Hàn Lâm khoa học Xã Hội Việt Nam chúc mừng ban lãnh đạo Viện
Nghiên Cứu Nam Á, Tây Á và Châu Phi (ISAWAAS)
Tham dự sự kiện có lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, đại diện cơ quan ngoại giao các quốc gia châu Á và châu Phi tại Việt Nam, các chuyên gia, nhà khoa học, các đối tác và doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Tại lễ ra mắt Viện, PGS.TS Nguyễn Xuân Trung, Viện trưởng Viện ISAWAAS cho biết: Viện Nghiên cứu Nam Á, Tây Á và Châu Phi (ISAWAAS) được thành lập từ sự hợp nhất giữa Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông và Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á theo Nghị định108/2022/NĐ-CP ngày 28/12/2022 của Chính phủ và Đề án hợp nhất được phê duyệt tại Quyết định1587/QĐ-KHXH ngày 22/11/2023 của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
Viện Nghiên cứu Nam Á, Tây Á và Châu Phi có chức năng nghiên cứu những vấn đề cơ bản về kinh tế - phát triển, chính trị - an ninh, văn hóa - xã hội, khoa học - giáo dục… , và thực hiện hoạt động tư vấn cho Đảng, Nhà nước trong hoạch định chính sách đối với khu vực Nam Á, Tây Á và châu Phi, bao gồm hơn 80 quốc gia với dân số trên 3 tỷ. Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hợp tác và tầm ảnh hưởng của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực này cũng như trên thế giới.
Kế thừa những thành quả phát triển từ Viện Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông (2004-2023),Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á (2011-2023), Viện Nghiên cứu Nam Á, Tây Á và châu Phi hiện là đơn vị nghiên cứu khu vực học có quy mô lớn nhất của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cả về phạm vi, đối tượng nghiên cứu và nguồn nhân lực.
Phát biểu tại buổi lễ, TS. Phan Chí Hiếu, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho biết, trong bối cảnh Đảng và Nhà nước thúc đấy, phát triển quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các quốc gia khu vực Nam Á, Tây Á và châu Phi, đây là dư địa nhưng cũng đặt ra yêu cầu ngày càng cao cho công tác nghiên cứu, tư vấn chính sách.Vì vậy, Viện Nghiên cứu Nam Á, Tây Á và châu Phi cần tiếp tục phát huy, khẳng định hơn nữa vị thế của Viện là một trong các cơ quan uy tín hàng đầu trong nghiên cứu về Nam Á, Tây Á và Châu Phi.
Bên cạnh hoạt động nghiên cứu cơ bản, Viện cần chú trọng nghiên cứu các vấn đề mới, nổi bật,mô hình phát triển đặc thù để nhận diện, đánh giá, dự báo xu hướng phát triển trong khu vực, qua đó kịp thời tham mưu, cung cấp luận cứ khoa học trong hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm thúc đẩy phát triển quan hệ giữa Việt Nam với các nước trong khu vực Nam Á, Tây Á và châu Phi.
Ngay sau Lễ ra mắt, với sự Chủ tọa của PGS. TS. Nguyễn Xuân Trung và PGS. TS. Đinh Công Hoàng, Viện Nghiên cứu Nam Á, Tây Á và Châu Phi tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề “Phát triển hệ sinh thái Halal: Chia sẻ kinh nghiệm giữa các quốc gia trên thế giới và Việt Nam”.
Chủ đề nghiên cứu về Halal là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà Viện Hàn lâm Khoahọc xã hội Việt Nam giao cho Viện Nghiên cứu Nam Á, Tây Á và Châu Phi, nhằm triển khai thực hiện Đề án "Tăng cường hợp tác quốc tế để xây dựng và phát triển ngành Halal Việt Nam đến năm 2030" của Thủ tướng Chính phủ.
Hiện nay, tiềm năng thị trường Halal rất rộng với dân số dự báo đạt 2,18 tỷ người vào năm 2030,chiếm khoảng 30% dân số thế giới và quy mô dự báo sẽ đạt mức tối đa 3 nghìn tỷ USD vào năm 2025.
Chính vì vậy, Hội thảo có ý nghĩa rất thiết thực, góp phần triển khai Đề án của Thủ tướng Chính phủ, tạo diễn đàn trao đổi, thảo luận về các cơ hội đối với Việt Nam trong việc khai mở xuất khẩu hàng hóa, thu hút đầu tư và du khách Hồi giáo, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với 57 quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) và các quốc gia khác trên thế giới; đánh giá khả năng tiếp cận thị trường Halal trên bình diện toàn cầu bảo đảm hiệu quả, bền vững.
Ông Shovgi Kamal Oglu Mehdizada, Đại sứ Cộng hòa Azerbaijan tại Việt Nam đã trình bày tham luận: Phát triển hệ sinh thái Halal của Azerbaijan và kinh nghiệm. PGS. TS. Đinh Công Hoàng,Trưởng phòng Nghiên cứu Trung Đông và Tây Á, ISAWAAS trình bày tham luận: Phát triển hệ sinh thái Halal trên thế giới và gợi ý chính sách cho Việt Nam. Ông Trần Quốc Dũng, Giám đốcTrung tâm chứng nhận phù hợp trình bày tham luận: Trung tâm chứng nhận Halal quốc gia - Một mắt xích quan trọng trong xây dựng hệ sinh thái Halal tại Việt Nam. Ông Ramlan Bin Osman, Giám đốc Trung tâm Halal Việt Nam (VHC) trình bày tham luận: Kinh nghiệm phát triển Halal ở Malaysia và gợi ý cho Việt Nam. TS. Lê Huy Khôi, Phó Viện trưởng và bà Nguyễn Thị Trà Giang,Viện Nghiên cứu Chiến lược, chính sách Công Thương, Bộ Công Thương trình bày tham luận: Hỗtrợ các doanh nghiệp Việt Nam tham gia phát triển hệ sinh thái Halal.
Tại Hội thảo, chia sẻ những nghiên cứu về phát triển hệ sinh thái Halal trên thế giới, thực tế hiện nay không có nhiều người Việt Nam kể cả doanh nghiệp có hiểu biết về Halal. Quá trình chứng nhận Halal tại Việt Nam vẫn phức tạp và chưa được hài hòa với quốc tế.
Hơn nữa, các doanh nghiệp Việt Nam phải bỏ ra chi phí cao khi đầu tư vào các dây chuyền sản xuất, thiết bị chuyên dụng, nguồn nguyên liệu an toàn trong các khâu của chuỗi cung ứng toàn cầu của Halal (chế biến, đóng gói, vận chuyển và bảo quản...) và tuân theo các tiêu chuẩn Halal.
Ngoài ra, Việt Nam còn thiếu vắng một hệ sinh thái Halal đầy đủ (gồm hệ sinh thái sản xuất,dịch vụ, hạ tầng cơ sở và hỗ trợ của Nhà nước) để phát triển ngành Halal bền vững.
Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu chỉ khoảng 20 sản phẩm Halal, chủ yếu là nông, thủy sản nhưng ởdạng thô, sơ chế và chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu. 41% địaphương Việt Nam chưa có sản phẩm xuất khẩu có chứng nhận Halal...Với những cơ hội và thách thức hiện nay, Việc xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp Halal cần được thiết kế dựa trên các nền tảng công nghệ cao như: Blockchain, thương mại điện tử, tự động hóa để quản lý chuỗi cung ứng, sản xuất, phân phối với khả năng truy xuất cao để sớm tiếp cận thị trường Halal toàn cầu.
Đối với doanh nghiệp, cần nâng cao năng lực đáp ứng các tiêu chuẩn và chứng nhận Halal; tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng và quảng bá thương hiệu cho sản phẩm doanh nghiệp; tập trung đầu tư, ứng dụng công nghệ vào sản xuất sản phẩm Halal; nâng cao khảnăng đáp ứng yêu cầu về sự phù hợp đối với sản phẩm, dịch vụ Halal và chấp nhận/thừa nhận kết quả chứng nhận của các tổ chức chứng nhận nước ngoài...
Qua các tham luận và thảo luận tại Hội thảo đã tạo diễn đàn cho các nhà quản lý, các nhà nghiêncứu, các chuyên gia và các doanh nghiệp trao đổi về kinh nghiệm xây dựng và phát triển hệ sinh thái Halal của một số nước trên thế giới. Phân tích và chỉ ra những khó khăn và thuận lợi trong việc xây dựng và phát triển hệ sinh thái Halal ở một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam. Ngoài ra, góp phần triển khai hiệu quả Đề án của Chính phủ “Tăng cường hợp tác quốc tế để xây dựng và phát triển ngành Halal Việt Nam đến năm 2030” theo Quyết định số 10/QĐ-TTg ngày 14/02/2023 vàthúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam với các nước thuộc Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) và quốc giaNam Á, Tây Á và Châu Phi./.
PV