Tin tức

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

Nâng cao năng lực sản xuất, cung ứng ổn định

12:00 | 12/10/2024

Phong Thổ được thiên nhiên ưu đãi ban tặng hệ sinh thái rừng đa dạng, trong đó có nhiều cây chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Đến nay, Phong Thổ là huyện có số lượng chè cổ thụ lớn nhất tỉnh với khoảng 8.000 gốc. Thời gian qua, huyện nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nhằm bảo tồn, phát triển và tạo dựng thương hiệu đặc sản chè cổ thụ.

Ông Trần Bảo Trung, Chủ tịch UBND huyện Phong Thổ cho biết: “Để nâng cao năng lực sản xuất, cung ứng ổn định, Huyện tổ chức rà soát diện tích đất trống, trồng bổ sung vào diện tích rừng có độ tàn che thấp và phải có các điều kiện độ cao, khí hậu tương đồng với các vùng chè thực hiện bảo tồn. Tổ chức gieo ươm các giống chè cổ thụ (Shan tuyết; hoa đỏ) để chủ động nguồn giống phục vụ cho gieo trồng. Giao từng cây cho các hộ, nhóm hộ hoặc hợp tác xã để quản lý, bảo vệ và được khai thác búp chè và việc khai thác phải đảm bảo theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn của huyện. Tiến hành điều tra, định vị, xây dựng bản đồ khu vực có cây chè cổ thụ phân bố để gắn biển những cây chè cần bảo tồn để quản lý, bảo vệ cũng như chăm sóc và khai thác”.

Theo ông Trần Bảo Trung: Phát huy lợi thế của địa phương khi có những cánh rừng già với nhiều cây chè cổ thụ hằng trăm, nghìn năm tuổi, đây là “lộc trời ban” mà không nơi nào có được, huyện triển khai xây dựng Đề án bảo tồn và phát triển chè cổ thụ trên địa bàn huyện Phong Thổ giai đoạn 2020-2025. Với mục tiêu thực hiện đồng bộ các giải pháp để quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng chè cổ thụ hiện có gắn với hợp tác, liên kết trong chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, xây dựng nhãn hiệu hàng hóa “Chè cổ thụ Phong Thổ”. Đến nay, huyện đã quy hoạch và bảo tồn vùng chè cổ thụ tại các xã: Sì Lở Lầu, Mồ Sì San, Pa Vây Sử, Dào San, Tung Qua Lìn, Sin Suối Hồ và Hoang Thèn với số lượng khoảng 8.000 gốc.

Bên cạnh đó, Huyện tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu, quảng bá sản phẩm “Chè cổ thụ Phong Thổ” đi đôi với đầu tư phát triển thị trường để thu hút khách hàng, tiêu thụ sản phẩm. Tạo cơ chế thuận lợi để tăng cường liên kết giữa HTX với các hộ dân. Đẩy mạnh giám sát quá trình thực hiện các quy định về quản lý, tiêu chuẩn chất lượng các sản phẩm chè. Hướng dẫn kiểm tra đơn vị sản xuất sử dụng mẫu mã, bao bì, kiểu dáng, nhãn hiệu đã được cấp giấy chứng nhận, văn bằng bảo hộ theo quy định. Qua đó, góp phần bảo vệ, phát triển chè cổ thụ trên địa bàn.

Vùng chè cổ thụ tại huyện Phong Thổ là "kho báu" giữa đại ngàn

Được biết, để bảo tồn và phát triển chè cổ thụ, huyện Phong thổ đã chỉ đạo các xã có diện tích chè cổ thụ xây dựng và bổ sung vào quy ước, hương ước về quản lý và bảo vệ chè cổ thụ; tổ chức giao khoán bảo vệ và hướng dẫn nhân dân cách chăm sóc, bảo vệ, thu hái chè cổ thụ. Tổ chức trồng mới 25ha chè cổ thụ trên địa bàn xã Hoang Thèn, Mồ Sì San. Đặc biệt, chú trọng sản xuất chè cổ thụ theo hướng an toàn vừa thu hái vừa bảo tồn nhằm ngăn chặn tình trạng khai thác triệt để ảnh hưởng tới diện tích chè cổ thụ hiện có. Bên cạnh đó, Huyện đầu tư 9km đường giao thông nội đồng tại khu vực vùng cổ thụ, trong đó: xã Mồ Sì San 2,5km; Sì Lở Lầu 2,0km; Hoang Thèn 4,5km. Thành lập 3 hợp tác xã (HTX) liên kết bảo tồn, chế biến và bao tiêu sản phẩm chè, các HTX đã đầu tư máy móc, trang thiết bị, cơ sở chế biến chè. Mỗi năm bình quân sản lượng chè khô bán ra thị trường đạt trên 3 tấn. Qua đó, góp phần giải quyết việc làm ngoài thời vụ, thêm thu nhập cho nhân dân trên địa bàn có vùng chè cổ thụ.

Theo anh Tẩn Chỉnh Lùng - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Mồ Sì San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu: Các chương trình mục tiêu quốc gia hiện nay đã thực hiện theo Quyết định 1719 của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2021 – 2025, trong đó có sự hỗ trợ về sản xuất nông, lâm nghiệp; hỗ trợ máy móc và hỗ trợ cây con giống để người dân phát triển sản xuất. Từ các chính sách đó cũng đã giúp cho bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững.

Anh Tẩn Chỉnh Lùng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Mồ Sì San với

các sản phẩm chè của Hợp tác xã chế biến chè cổ thụ Biên Cương.

Anh Tẩn Sài Phạ, Chủ tịch HĐQT hợp tác xã Biên Cương, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu cho biết: HTX được hỗ trợ dụng cụ sơ chế, hỗ trợ làm thương hiệu OCOP, hướng dẫn chế biến…chúng tôi muốn nâng cao chất lượng phát triển nhiều sản phẩm trà hơn nữa.

Chị Phàn Sử Mẩy ở bản Tân Seo Phìn (xã Mồ Sì San) chia sẻ: trên địa bàn có vùng chè cổ thụ nên hằng năm cứ đến vụ thu hái chè tôi cùng bà con trong bản đi hái về bán cho HTX Biên Cương - đây là HTX tại xã đứng ra thu mua và chế biến chè cổ thụ. Từ thu hái chè mỗi năm các hộ có trên 25 triệu đồng. Số tiền đó giúp chúng tôi có thêm thu nhập, trang trải cuộc sống.

Theo chính sách hỗ trợ của tỉnh, về hạ tầng phục vụ liên kết được Ngân sách Nhà nước hỗ trợ một lần 30% vốn đầu tư máy móc trang thiết bị và xây dựng nhà xưởng, kho sơ chế, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Mức hỗ trợ được cấp thẩm quyền phê duyệt không quá 10 tỷ đồng/dự án. Hợp tác xã nông nghiệp tham gia chuỗi liên kết gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp còn được hỗ trợ một lần với 100% các chi phí như tuyên truyền, tham quan học tập kinh nghiệm, tập huấn, phát triển thị trường, kinh phí thuê gian hàng giới thiệu sản phẩm tại hội chợ.

Ngoài ra, UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với các huyện, thành phố tuyên truyền, phổ biến đến cơ sở chế biến nông sản về xuất xứ hàng hóa; chất lượng an toàn thực phẩm; nhãn mác, bao bì sản phẩm. Hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở sản xuất hàng hóa nông sản thực hiện đăng ký chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa; chuyển giao khoa học công nghệ, nhất là sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ để nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh sản phẩm hàng hóa. Tăng cường hỗ trợ xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư và thu hút các doanh nghiệp đầu tư nhà máy chế biến, kho bảo quản nông sản trên địa bàn tỉnh để nâng cao chất lượng, giá trị hàng hóa nông sản của tỉnh, đáp ứng các điều kiện của thị trường trong nước và xuất khẩu.

Người dân bản Tân Seo Phìn (xã Mồ Sì San) thu hái chè cổ thụ.

Anh Tẩn Sài Phạ, Chủ tịch HĐQT hợp tác xã Biên Cương, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu cho biết: HTX được hỗ trợ dụng cụ sơ chế, hỗ trợ làm thương hiệu OCOP, hướng dẫn chế biến…chúng tôi muốn nâng cao chất lượng phát triển nhiều sản phẩm trà hơn nữa.

Chị Phàn Sử Mẩy ở bản Tân Seo Phìn (xã Mồ Sì San) chia sẻ: trên địa bàn có vùng chè cổ thụ nên hằng năm cứ đến vụ thu hái chè tôi cùng bà con trong bản đi hái về bán cho HTX Biên Cương - đây là HTX tại xã đứng ra thu mua và chế biến chè cổ thụ. Từ thu hái chè mỗi năm các hộ có trên 25 triệu đồng. Số tiền đó giúp chúng tôi có thêm thu nhập, trang trải cuộc sống.

Theo chính sách hỗ trợ của tỉnh, về hạ tầng phục vụ liên kết được Ngân sách Nhà nước hỗ trợ một lần 30% vốn đầu tư máy móc trang thiết bị và xây dựng nhà xưởng, kho sơ chế, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Mức hỗ trợ được cấp thẩm quyền phê duyệt không quá 10 tỷ đồng/dự án. Hợp tác xã nông nghiệp tham gia chuỗi liên kết gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp còn được hỗ trợ một lần với 100% các chi phí như tuyên truyền, tham quan học tập kinh nghiệm, tập huấn, phát triển thị trường, kinh phí thuê gian hàng giới thiệu sản phẩm tại hội chợ.

Ngoài ra, UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với các huyện, thành phố tuyên truyền, phổ biến đến cơ sở chế biến nông sản về xuất xứ hàng hóa; chất lượng an toàn thực phẩm; nhãn mác, bao bì sản phẩm. Hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở sản xuất hàng hóa nông sản thực hiện đăng ký chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa; chuyển giao khoa học công nghệ, nhất là sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ để nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh sản phẩm hàng hóa. Tăng cường hỗ trợ xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư và thu hút các doanh nghiệp đầu tư nhà máy chế biến, kho bảo quản nông sản trên địa bàn tỉnh để nâng cao chất lượng, giá trị hàng hóa nông sản của tỉnh, đáp ứng các điều kiện của thị trường trong nước và xuất khẩu.

Thanh Thủy

 

 

 

undefined