Tin tức

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

Tập trung cao độ chuẩn bị các nội dung cho kỳ họp bất thường của Quốc hội

12:00 | 19/12/2023

Sau 3 ngày làm việc với tinh thần tích cực, khẩn trương (từ ngày 13 -14 và ngày 18/12), phiên họp thứ 28 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và bế mạc vào chiều 18/12.

Tập trung cao độ chuẩn bị các nội dung cho kỳ họp bất thường của Quốc hội- Ảnh 1.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị các cơ quan hữu quan tập trung

cao độ cho chuẩn bị các nội dung của kỳ họp bất thường - Ảnh: VGP/ĐH

Phát biểu bế mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến và quyết định đối với 20 nội dung cụ thể.

Theo đó, nhóm vấn đề thứ nhất, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến đối với Nghị quyết về Chương trình công tác năm 2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và thông qua Chương trình hoạt động đối ngoại năm 2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chương trình hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, các Nhóm Nghị sỹ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Trên cơ sở kết luận của Phó Chủ tịch Quốc hội điều hành nội dung, đề nghị các cơ quan khẩn trương hoàn thiện các văn bản để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành đối với các chương trình về công tác đối ngoại.

Về chương trình công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong năm 2024, Tổng Thư ký Quốc hội tiếp tục trao đổi thêm với Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội trên cơ sở kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để chỉnh lý, cân đối các nội dung đưa vào danh mục chính thức, danh mục dự phòng; cân đối các phiên họp trực tiếp phục vụ cho kỳ họp thường kỳ và kỳ họp bất thường, trước mắt ưu tiên các nội dung cho phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào tháng 1/2024 để chuẩn bị cho kỳ họp bất thường lần thứ 5 của Quốc hội.

Nhóm vấn đề thứ hai, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến lần đầu đối với dự án Pháp lệnh Chi phí tố tụng. Dự kiến, dự án Pháp lệnh này sẽ được xem xét biểu quyết thông qua tại phiên họp sau của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Đồng thời, theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét và quyết định bổ sung 4 dự án Luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của năm 2024, gồm: dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi); dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi); dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) và dự án Luật Quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi).

Nhóm vấn đề thứ ba, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng theo thẩm quyền. Trong đó đã xem xét quyết định theo thẩm quyền và cho chủ trương để trình Quốc hội đối với 9 nội dung về tài chính và ngân sách.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã xem xét thông qua Nghị quyết về việc thành lập thị xã Việt Yên và các phường thuộc thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang; việc nhập xã Thiệu Phú vào thị trấn Thiệu Hóa và thành lập thị trấn Hậu Hiền thuộc huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Nhóm vấn đề thứ tư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua về nguyên tắc đối với Nghị quyết hướng dẫn tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã xem xét cho ý kiến đối với báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 10 và tháng 11/2023.

Tập trung cao độ chuẩn bị các nội dung cho kỳ họp bất thường của Quốc hội- Ảnh 2.

Sau 3 ngày làm việc với tinh thần tích cực, khẩn trương, phiên họp thứ 28 của

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành toàn bội nội dung chương trình đề ra và bế mạc vào chiều 18/12 - Ảnh: VGP/ĐH

Nhóm vấn đề thứ năm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổng kết Kỳ họp thứ 6 và cho ý kiến về công tác chuẩn bị tại các kỳ họp sắp tới của Quốc hội. Đối với Kỳ họp thứ 6, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều thống nhất cao với dự thảo Báo cáo tổng kết của Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và đánh giá, Kỳ họp thứ 6 vừa qua là một kỳ họp rất thành công với khối lượng công việc nhiều, độ khó cao, nhiều việc cấp bách phải xử lý trong một thời gian không có nhiều nhưng đã được thảo luận, xem xét kỹ lưỡng, biểu quyết thông qua với tinh thần đoàn kết, dân chủ và tỷ lệ tán thành rất cao, trong đó có Nghị quyết của kỳ họp đã được 100% đại biểu có mặt để biểu quyết tán thành.

Quốc hội tiếp tục có nhiều tìm tòi, nghiên cứu, đổi mới để nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động Quốc hội. Đặc biệt, Kỳ họp thứ 6 được đánh giá là một kỳ họp mà Chính phủ và Quốc hội đã có những quyết sách rất kịp thời để đáp ứng những yêu cầu của thực tiễn.

Về chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến bước đầu, trong đó đã nhất trí bổ sung thêm 4 dự án luật. Khối lượng các dự án luật dự kiến thông qua và cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 là khá lớn.

Tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và rút kinh nghiệm từ Kỳ họp thứ 6, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội hoàn thiện dự kiến nội dung, chương trình kỳ họp theo hướng tinh gọn, mạch lạc, gọn nhẹ, bảo đảm vừa tiết kiệm được thời gian vừa nâng cao được chất lượng.

Đối với kỳ họp bất thường, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, do nhu cầu cấp bách, cùng với quyết tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch Quốc hội, dự kiến kỳ họp bất thường lần thứ 5 của Quốc hội sẽ xem xét thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) nếu đủ điều kiện; xem xét thông qua Dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia và một số vấn đề về tài chính, ngân sách.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị các cơ quan hữu quan tập trung cao độ cho chuẩn bị các nội dung của kỳ họp bất thường.

Nguyễn Hoàng

Theo VGP

undefined