Tin tức

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

“Việc cải cách chính sách thuế cần có nghiên cứu với thực tiễn ở Việt Nam”

12:00 | 05/07/2023

Đó là quan điểm của ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam tại hội thảo khoa học "Góp ý xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)" do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức ngày 4/7.

Cần nới thời gian để doanh nghiệp phục hồi

Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA), dẫn số liệu giai đoạn 2015-2021 cho biết, năm 2014, chúng ta có chương trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt. Bộ Tài chính sau đó đưa ra chương trình tăng thuế và chương trình tiếp theo dự kiến vào năm 2015, nhưng rồi lùi lại 2016, 2017, và 2018.

Thống kê cho thấy năm 2016 khi bắt đầu tăng thuế thì phần thu tăng khá cao, nhưng 2017 hầu như không tăng, 2018 thì không đáng kể, tương tự năm 2019 ghi nhận tăng trưởng nhẹ, nhưng NSNN nộp tăng cho thấy doanh nghiệp vẫn phát triển. Tuy nhiên, đến năm 2020 do tác động COVID-19 nên giảm xuống 14,05%, và năm 2021 vẫn ảnh hưởng giảm 7%.

Ông Việt kiến nghị, bổ sung nước giải khát có đường theo TCVN có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế TTĐB; dự kiến áp dụng thuế suất thuế TTĐB là 10%.

Ông cũng đề xuất bổ sung mặt hàng thức uống đại mạch, nước giải khát không cồn, có các thành phần gồm mạch nha (malt), đại mạch, nấm men bia, hoa bia (hoa houblon), nước vào đối tượng chịu thuế TTĐB; dự kiến áp dụng thuế suất thuế TTĐB là 10%.

Đồng thời, đề xuất bổ sung mặt hàng thức uống đại mạch, nước giải khát không cồn, có các thành phần gồm mạch nha (malt), đại mạch, nấm men bia, hoa bia (hoa houblon), nước vào đối tượng chịu thuế TTĐB; dự kiến áp dụng thuế suất thuế TTĐB là 10%.

Tuy nhiên, theo ông Việt, việc cải cách chính sách thuế theo Quyết định 508/QĐ-TTg cần có nghiên cứu, tính toán khoa học, thực tiễn ở Việt Nam để đảm bảo phù hợp với thực trạng điều kiện sản xuất, kinh doanh ngành hàng ở Việt Nam; cũng như minh bạch, có lộ trình rõ ràng, đơn giản, có tính khả thi.

Đặc biệt, cần hài hòa các lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Trước tiên là điều tiết tiêu dùng, tăng thu ngân sách và nuôi dưỡng nguồn thu bền vững. Đồng thời, là không gây ảnh hướng lớn, tạo tính ổn định cho doanh nghiệp. Cuối cùng là bảo vệ vệ sức khỏe người tiêu dùng.

"Chưa nên sửa đổi Luật Thuế TTĐB, ít nhất trong thời gian 2023-2025 và ổn định chính sách thuế như hiện nay để giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn và phục hồi", Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam kiến nghị.

Cần đảm bảo tính công bằng của chính sách

Theo TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh, nhu cầu sử dụng bia, rượu là rất thật trong đời sống, trên rất nhiều chiều cạnh đời sống của mọi tầng lớp dân cư. Đồng thời, có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng, tạo công ăn việc làm.

Tuy nhiên, do COVID-19 cùng tác động bất lợi từ xung đột, cạnh tranh địa - chính trị, và cả khung khổ pháp lý cùng một số chính sách, ngành bia rượu phải đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là ngành bia.

Bên cạnh đó, việc sử dụng quá mức/lạm dụng bia rượu có thể dẫn tới nhiều hệ lụy không mong muốn, thậm chí tiêu cực cho xã hội về đảm bảo sức khỏe và cả an toàn, ổn định xã hội. Đây chính là lý do ra đời của thuế TTĐB nhằm ngăn ngừa tác động có hại của rượu bia.

Mục tiêu trong chính sách của Chính phủ là tìm giải pháp cân bằng đối với cung - cầu rượu bia nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế; hiệu quả xã hội (đáp ứng nhu cầu cần thiết, lành mạnh nhưng giảm thiểu tác động tiêu cực); và tăng trưởng nguồn thu ngân sách.

Song đây lại là nhiệm vụ phức tạp, không đơn giản, với đa góc nhìn cùng nhiều hàm ý chính sách đáng lưu ý, ông Thành nhận định.


TS. Võ Trí Thành cho biết, theo thông lệ, có 3 phương pháp đánh thuế chủ yếu là: Thuế tương đối, áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (như doanh thu); thuế tuyệt đối, áp dụng mức thu tuyệt đối (như theo đơn vị sản phẩm); thuế hỗn hợp, áp dụng cả thuế tương đối và thuế tuyệt đối.

Thông thường, thuế tương đối đảm bảo hiệu quả phân bổ nguồn lực tốt hơn, là van tự động điều chỉnh theo lạm phát; phù hợp với các nền kinh tế đang phát triển còn có những khác biệt lớn về giá bán các sản phẩm đồ uống có cồn. Song nó khó có sự công bằng giữa các sản phẩm cùng LPA (lít cồn nguyên chất).

Thuế tuyệt đối thì sát mục tiêu hạn chế cồn trong đồ uống, nhất là khi đánh trên LPA sử dụng; phù hợp hơn với các nước phát triển, các sản phẩm bia rượu có giá bán và chất lượng tương đồng.

Nhược điểm của phương pháp đánh thuế này là có ít nhiều hạn chế trong phân bổ nguồn lực hiệu quả do “ít uyển chuyển” và công tác thống kê, giám sát thu thuế giai đoạn chuyển tiếp có thể tốn kém hơn.

Theo ông Thành, cho đến nay chưa có nhiều nghiên cứu sâu về sự phù hợp mức thuế và phương pháp đánh thuế TTĐB đối với bia rượu ở Việt Nam. Dẫn kết quả từ hai nghiên cứu của PwC và CIEM, ông cho rằng, về dài hạn Việt Nam nên dần theo thông lệ quốc tế, tức là chuyển từ thuế tương đối sang thuế hỗn hợp rồi thuế tuyệt đối. Việt Nam cũng nên cân nhắc thời điểm thay đổi thuế suất và phương pháp tính thuế khi hiện nay thị trường còn nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, TS. Võ Trí Thành cũng lưu ý, là áp dụng thuế TTĐB hỗn hợp hay tuyệt đối thì về nguyên tắc sẽ làm tăng giá tương đối của các dòng sản phẩm phân khúc phổ thông so với dòng sản phẩm phân khúc cao cấp. Do đó, nếu thu thuế theo phương pháp tuyệt đối hoặc hỗn hợp sẽ tạo áp lực lớn đối với sản phẩm phổ thông giá thấp, ảnh hưởng đến sản xuất và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất rượu bia thương hiệu Việt trong nước.

Và với mức thu nhập còn thấp ở nhiều tầng lớp dân cư, giá cao hơn cũng có thể làm tiêu dùng dịch chuyển mạnh hơn sang phân khúc phi chính thức. Khi đó, cả sức khỏe của người dân và thu ngân sách... có thể đều sẽ chịu tác động xấu hơn...


Tuấn Việt

Theo Bizlive

undefined