chứng khoán
thông tin thương mại
- TỶ GIÁ NGOẠI TỆ
- TỶ GIÁ VÀNG
Đi sau Mỹ 30 năm, từng phải vay mượn máy móc, công nghệ Trung Quốc vừa đạt cột mốc khiến thế giới kinh ngạc: Cỗ máy ‘made in China’ vượt qua bài kiểm tra ‘ngon ơ’, rút ngắn khoảng cách chưa đầ
12:00 | 11/10/2024
Sản phẩm công nghệ cao của Trung Quốc có tính ứng dụng trong nhiều ngành quan trọng, dự kiến sẽ thống lĩnh thị trường sau vài năm tới.
Tuabin khí hạng nặng 300 megawatt (MW) đầu tiên do Trung Quốc sản xuất trong nước đã vượt qua bài kiểm tra đốt cháy. Công nghệ này sẽ được sử dụng để phát điện và cung cấp năng lượng cho tàu chiến.
Đây là cột mốc quan trọng đối với công nghệ của Trung Quốc, vốn được cho là tụt hậu 30 năm so với phương Tây khi dự án bắt đầu vào năm 2016. Tiến độ nhanh chóng của các dự án Trung Quốc đã thu hẹp khoảng cách đó trong vòng chưa đầy một thập kỷ.
Phát biểu tại buổi lễ ra mắt có sự tham dự của các quan chức chính phủ và quan chức ngành công nghiệp tại Thượng Hải vào đầu tuần, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Jin Zhuanglong cho biết dự án đã "vượt qua nhiều thách thức và nắm vững một số công nghệ quan trọng, hoàn thành toàn bộ quy trình thiết kế và sản xuất".
Ảnh: CCTV
Được phát triển bởi công ty China United Heavy-Duty Gas Turbine Technology Co, nguyên mẫu đầu tiên của tuabin khí đã hoàn thành vào tháng 2.
Tuabin khí hoạt động bằng cách đốt nhiên liệu để tạo ra khí dẫn động các cánh tuabin, tương tự như động cơ trên máy bay và ô tô.
Tuabin khí hạng nặng mạnh hơn hàng trăm lần so với động cơ thông thường. Chúng sẽ sử dụng trong sản xuất điện khí tự nhiên, giảm công suất đỉnh lưới điện, cắt tải, làm nguồn điện cho tàu sân bay và tàu khu trục cỡ trung.
Việc sản xuất tuabin khí hạng nặng rất phức tạp vì chúng sẽ hoạt động trong điều kiện nhiệt độ và áp suất cao, cũng như trong điều kiện bị ăn mòn.
Tua bin khí lớn nhất hiện đang hoạt động là SGT5-8000H do công ty Siemens của Đức sản xuất. Nó nặng 390 tấn, gần bằng một chiếc Airbus A380. Nó có công suất 375 MW, bằng công suất động cơ tăng áp kết hợp của 1.300 chiếc xe Porsche 911. Độ chính xác của các cánh quạt lõi của nó được duy trì trong phạm vi mỏng như sợi tóc.
Thị trường tuabin khí hạng nặng toàn cầu do các công ty của Mỹ và Nhật Bản thống trị. Các rào cản kỹ thuật cao liên quan đến sản xuất máy móc đã ngăn cản các quốc gia khác tham gia.
Các công ty Trung Quốc bắt đầu chế tạo tuabin khí hạng nặng vào đầu thập niên 2000. Nhưng họ phải phụ thuộc vào công nghệ của nước ngoài để thiết kế, sản xuất và bảo trì các thành phần nhiệt độ cao và hệ thống điều khiển.
Để giải quyết vấn đề này, Trung Quốc đã đưa tuabin khí hạng nặng thành một trong những dự án khoa học và công nghệ quan trọng của quốc gia vào năm 2012. Điều đó dẫn đến việc thành lập China United Heavy-Duty Gas Turbine Technology bao gồm Tổng công ty Đầu tư Điện lực Nhà nước, Tổng công ty Điện lực Cáp Nhĩ Tân, Tổng công ty Điện lực Đông Phương và Tập đoàn Điện lực Thượng Hải.
Sản phẩm thương mại đầu tiên – tuabin khí hạng nặng loại F công suất 50 MW – đã đi vào hoạt động vào tháng 3 năm ngoái. Sản phẩm do Điện lực Đông Phương phát triển.
Vào tháng 6 năm 2023, tuabin khí hạng nặng Taihang 110 với công suất 110 MW của Tập đoàn Động cơ Hàng không Trung Quốc đã vượt qua thử nghiệm sản phẩm.
Mục tiêu xây dựng tuabin khí hạng nặng 300 MW loại F đã được liệt kê trong kế hoạch "Sản xuất tại Trung Quốc 2025" của chính phủ. Trung Quốc thậm chí còn đặt mục tiêu sản xuất tuabin công suất 400 MW vào năm 2030.
Tại Thượng Hải, Bộ trưởng Jin Zhuanglong đã nhấn mạnh đến nhu cầu phải đạt được nhiều tiến bộ hơn nữa về công nghệ.
"Chúng ta phải kiên trì tiếp tục nỗ lực và tận dụng những lợi thế của hệ thống quốc gia Trung Quốc. [Ngoài ra] phải đảm bảo có đủ nguồn lực nghiên cứu, cho phép các nhà nghiên cứu tập trung hoàn toàn vào việc giải quyết các vấn đề chính và cam kết hoàn toàn xác nhận hiệu suất và độ tin cậy tổng thể của hệ thống", ông nói.
Theo SCMP
Nhịp Sống Thị Trường