Quan sát

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

EU siết chặt thuế VAT đối với nền tảng số

12:00 | 06/11/2024

Để đối phó với tình trạng trốn thuế và cạnh tranh không lành mạnh trong nền kinh tế số, Liên minh châu Âu (EU) vừa thông qua một loạt quy định mới về thuế giá trị gia tăng (VAT).

Theo đó, các nền tảng trực tuyến như Airbnb, Uber sẽ phải chịu trách nhiệm thu và nộp thuế VAT đối với các dịch vụ mà họ cung cấp, giúp tạo ra sân chơi công bằng cho các doanh nghiệp truyền thống, trong khi tăng cường nguồn thu của EU.

Hôm 5/11, sau gần hai năm đàm phán, Hội đồng EU công bố rằng gói cải cách VAT đã được chấp thuận, nhằm khắc phục những bất cập trong việc thu thuế và hỗ trợ quá trình chuyển đổi số của các quốc gia châu Âu. Hội đồng EU kỳ vọng các quy định mới sẽ giúp ngăn chặn tình trạng thất thu VAT nghiêm trọng, khi năm 2021, các quốc gia thành viên đã thất thoát đến 61 tỷ euro do những lỗ hổng trong hệ thống thu thuế.

Ông Mihály Varga, Bộ trưởng Tài chính Hungary, quốc gia hiện đảm nhiệm vai trò Chủ tịch luân phiên của Hội đồng EU, nhận định gói VAT cho kỷ nguyên số đánh dấu bước tiến quan trọng cho quá trình chuyển đổi số và là một sự cải thiện lớn cho năng lực cạnh tranh của châu Âu. Ông cho biết các quy định mới không chỉ giúp cải thiện hệ thống thuế VAT mà còn hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và nhà cung cấp dịch vụ cá nhân giảm bớt gánh nặng hành chính, đồng thời góp phần ngăn chặn các hành vi gian lận thuế.

Theo đó, gói cải cách bao gồm ba văn bản pháp lý – một chỉ thị, một quy định và một quy định áp dụng – nhằm điều chỉnh ba khía cạnh khác nhau của hệ thống VAT. Trong số các biện pháp mới, đáng chú ý là quy định bắt buộc kê khai VAT kỹ thuật số đối với các giao dịch xuyên biên giới giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp, bắt đầu từ năm 2030. Quy trình này bao gồm việc chuẩn hóa hóa đơn điện tử giữa các doanh nghiệp, cho phép các cơ quan thuế quốc gia chia sẻ thông tin theo thời gian thực, giúp phát hiện nhanh chóng các giao dịch đáng ngờ và tăng cường giám sát tài chính.

Quy định mới cũng yêu cầu các nền tảng kỹ thuật số phải chịu trách nhiệm thu VAT đối với các dịch vụ lưu trú ngắn hạn và vận chuyển hành khách trong phần lớn trường hợp khi các nhà cung cấp dịch vụ cá nhân không thu VAT. Mục đích nhằm hạn chế tình trạng lợi dụng các nền tảng kỹ thuật số để tránh thuế, đồng thời đảm bảo rằng các doanh nghiệp số phải tuân thủ quy định thuế tương tự như các doanh nghiệp truyền thống.

Một điểm đáng chú ý khác của gói cải cách là việc mở rộng hệ thống “một cửa” cho VAT trực tuyến, cho phép các doanh nghiệp chỉ cần đăng ký thuế VAT tại một cổng thông tin duy nhất, ngay cả khi hoạt động trên toàn bộ các quốc gia thành viên EU. Hệ thống này cũng sẽ áp dụng cho các mặt hàng cụ thể như điện và khí đốt trong các giao dịch nội địa, giúp doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế VAT một cách dễ dàng hơn.

Ủy ban châu Âu (EC), đơn vị đề xuất gói cải cách này vào tháng 12/2022, cho rằng các quy định mới sẽ đồng bộ hóa các yêu cầu tuân thủ VAT cho các doanh nghiệp hoạt động tại EU, bất kể họ hoạt động trên nền tảng số hay trực tiếp. Gói cải cách này không chỉ hỗ trợ các quốc gia thành viên thu hồi phần thuế VAT thất thoát mà còn khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng các công cụ số nhằm giảm bớt gánh nặng về hành chính và thuế vụ.

Văn bản cải cách, sau khi được Hội đồng EU phê duyệt chính thức, sẽ sớm được công bố trên Công báo và bắt đầu có hiệu lực. Đây được coi là một bước đi quan trọng giúp EU tăng cường tính cạnh tranh trong môi trường kỹ thuật số toàn cầu, đồng thời củng cố nền tảng tài chính bền vững cho tương lai.

undefined

Các tin khác

Chuyên gia: Trung Quốc sẽ tìm thấy động lực tăng trưởng mới trước rủi ro bị ông Trump áp thuế quan (18/11) Đặt mục tiêu 4.900 USD vào năm 2025, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đang được đánh giá ra sao trong khu vực? (15/11) Nhật Bản tái thiết ngành công nghiệp chip nhớ: 10 năm tới sẽ thu hút 325 tỷ USD, đặt mục tiêu tăng gấp 3 doanh số, Mỹ, Anh đều muốn rót tiền (15/11) Có thể trở thành thành viên của Nội các chính phủ Mỹ, Elon Musk được so sánh với nhà ngoại giao nổi tiếng với khả năng 'hàn gắn' quan hệ Mỹ - Trung (13/11) Lợi dụng lỗ hổng trừng phạt của châu Âu với Nga, một quốc gia châu Á đang hưởng lợi chưa từng có, trở thành nhà cung cấp lớn sản phẩm dầu mỏ nhất cho EU (13/11) Đồng nhân dân tệ đương đầu áp lực mất giá mạnh sau bầu cử Mỹ (13/11) Ông Trump chọn tỷ phú Elon Musk đồng lãnh đạo Bộ Hiệu quả chính phủ (13/11) Hậu bầu cử Mỹ: Một đề xuất của ông Trump khiến Đông Nam Á 'run rẩy', lợi ích lớn bất ngờ (12/11) Sếp lớn ngành năng lượng: Châu Âu sẽ không thể vượt qua mùa đông lạnh giá nếu thiếu khí đốt Nga, một số nước phải quay lại sử dụng than (11/11) Hướng đi của kinh tế Mỹ trong nhiệm kỳ ông Donald Trump (11/11)