Quan sát

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

IMF cảnh báo về thị trường bất động sản Trung Quốc

12:00 | 24/10/2024

IMF vừa cảnh báo thị trường bất động sản tại Trung Quốc có thể diễn biến xấu hơn trong thời gian tới, đồng thời điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Trong báo cáo công bố hôm 22/10, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc xuống còn 4,8% cho năm 2024, giảm 0,2 điểm phần trăm so với dự báo trước đó vào tháng Bảy. Đối với năm 2025, IMF dự đoán tăng trưởng sẽ ở mức 4,5%.

Báo cáo nhấn mạnh sự thu hẹp của ngành bất động sản Trung Quốc lớn hơn dự kiến là một trong những rủi ro đáng lo ngại đối với triển vọng kinh tế toàn cầu. Cơ quan này cho rằng, điều kiện của thị trường bất động sản có thể tiếp tục xấu đi, giữa bối cảnh doanh số bán hàng và đầu tư giảm.

IMF cũng chỉ ra rằng, những cuộc khủng hoảng bất động sản trong quá khứ như tại Nhật Bản những năm 1990 và tại Mỹ vào năm 2008 cho thấy nếu khủng hoảng ở Trung Quốc không được giải quyết, giá có thể tiếp tục giảm, làm giảm niềm tin tiêu dùng và tác động tiêu cực đến tiêu dùng hộ gia đình và nhu cầu trong nước.

Trong thời gian gần đây, Trung Quốc đã công bố nhiều biện pháp nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế. Vào tháng Chín, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC tức ngân hàng trung ương) đã thực hiện một loạt biện pháp hỗ trợ, trong đó có việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng.

Chỉ vài ngày sau, các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng nhấn mạnh nỗ lực ngăn chặn sự suy giảm của ngành bất động sản và khuyến khích phục hồi. Nhiều thành phố lớn như Quảng Châu và Thượng Hải cũng đã công bố các biện pháp nhằm nâng cao lòng tin của người mua nhà.

Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Lam Phật An cho biết Trung Quốc sẽ sớm có thêm các biện pháp kích thích và sự thay đổi chính sách đối với nợ và thâm hụt. Bộ Nhà đất Trung Quốc cũng thông báo về việc mở rộng “danh sách trắng” các dự án bất động sản và đẩy nhanh tiến độ vay vốn ngân hàng cho những dự án chưa hoàn thành.

Chuyên gia kinh tế Pierre-Olivier Gourinchas, của IMF cho rằng mặc dù các biện pháp này đi đúng hướng, nhưng chưa đủ để thay đổi dự báo tăng trưởng 4,8% cho năm nay và 4,5% cho năm sau. Ông Gourinchas cũng nhấn mạnh rằng các biện pháp gần đây vẫn đang trong quá trình đánh giá và chưa được tính vào dự báo hiện tại.

Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) ngày 18/10 công bố trong quý III/2024, nền kinh tế nước này tăng 4,6% so với cùng kỳ năm ngoái - mức chậm nhất kể từ đầu năm 2023, khi Trung Quốc tuyên bố đại dịch COVID-19 đã kết thúc. Tuy đã vượt qua kỳ vọng của các nhà phân tích ở mức 4,5%, song mức tăng trưởng này vẫn thấp hơn so với mức 4,7% của quý trước.

undefined

Các tin khác

Chuyên gia: Trung Quốc sẽ tìm thấy động lực tăng trưởng mới trước rủi ro bị ông Trump áp thuế quan (18/11) Đặt mục tiêu 4.900 USD vào năm 2025, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đang được đánh giá ra sao trong khu vực? (15/11) Nhật Bản tái thiết ngành công nghiệp chip nhớ: 10 năm tới sẽ thu hút 325 tỷ USD, đặt mục tiêu tăng gấp 3 doanh số, Mỹ, Anh đều muốn rót tiền (15/11) Có thể trở thành thành viên của Nội các chính phủ Mỹ, Elon Musk được so sánh với nhà ngoại giao nổi tiếng với khả năng 'hàn gắn' quan hệ Mỹ - Trung (13/11) Lợi dụng lỗ hổng trừng phạt của châu Âu với Nga, một quốc gia châu Á đang hưởng lợi chưa từng có, trở thành nhà cung cấp lớn sản phẩm dầu mỏ nhất cho EU (13/11) Đồng nhân dân tệ đương đầu áp lực mất giá mạnh sau bầu cử Mỹ (13/11) Ông Trump chọn tỷ phú Elon Musk đồng lãnh đạo Bộ Hiệu quả chính phủ (13/11) Hậu bầu cử Mỹ: Một đề xuất của ông Trump khiến Đông Nam Á 'run rẩy', lợi ích lớn bất ngờ (12/11) Sếp lớn ngành năng lượng: Châu Âu sẽ không thể vượt qua mùa đông lạnh giá nếu thiếu khí đốt Nga, một số nước phải quay lại sử dụng than (11/11) Hướng đi của kinh tế Mỹ trong nhiệm kỳ ông Donald Trump (11/11)