Quan sát

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

Quyết phi đô la hóa, quốc gia chủ chốt BRICS bắt tay với loạt đối tác thí điểm thanh toán xuyên biên giới kiểu mới, vượt trội SWIFT: Thời gian giao dịch chỉ mất vài giây, chi phí giảm 1 nửa

12:00 | 10/10/2024

Những nỗ lực của Trung Quốc với Ả Rập Xê Út, Thái Lan và nhiều nước khác được kỳ vọng mở đường cho giao dịch xuyên biên giới nhanh chóng và tốn ít chi phí hơn.

Trung Quốc vừa bắt đầu thí điểm thanh toán xuyên biên giới bằng tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương với các đối tác nhằm tìm ra giải pháp thay thế cho đồng nhân dân tệ kỹ thuật số vốn đang gặp khó khăn tại thị trường trong nước.

Các bên tham gia thí điểm bao gồm Ả Rập Xê Út, Thái Lan và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Một số tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng tham gia với tư cách là quan sát viên.

Tiền kỹ thuật số của các ngân hàng trung ương (CBDC) sử dụng công nghệ blockchain để ghi lại các giao dịch, giúp các giao dịch thanh toán xuyên biên giới được hoàn tất chỉ trong vài giây và cắt giảm chi phí tới 50%, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho biết.

Tháng 9, Phó Thống đốc PBOC Lu Lei cho biết ngân hàng trung ương Trung Quốc muốn thúc đẩy kết nối cơ sở hạ tầng tài chính toàn cầu theo khuôn khổ đa phương. Thí điểm nhằm tìm ra giải pháp cho các vấn đề phát sinh trong các giao dịch xuyên biên giới, ông Lu cho biết.

Hiện tại, các khoản thanh toán quốc tế được các ngân hàng thực hiện thông qua hệ thống SWIFT. Quá trình này có thể mất vài ngày đến khoảng 1 tuần.

Thanh toán xuyên biên giới cũng thường được thực hiện bằng đô la Mỹ. Việc chuyển khoản bằng CBDC tốn ít chi phí, có thể giúp thúc đẩy các giao dịch không phải bằng đô la Mỹ và hạn chế sự phụ thuộc của Trung Quốc vào đồng bạc xanh. Trung Quốc hiện là thành viên chủ chốt của liên minh các nền kinh tế đang phát triển hàng đầu thế giới BRICS.

Trước những tiến bộ của Trung Quốc trong lĩnh vực này, 7 ngân hàng trung ương, bao gồm Nhật Bản, Mỹ và Châu Âu, cũng đã công bố cùng thử nghiệm thanh toán CBDC vào tháng 4 với các đối tác trong khu vực tư nhân.

Cuộc thử nghiệm của Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh đồng nhân dân tệ kỹ thuật số đang gặp phải nhiều trở ngại trong nước.

PBOC đã thành lập một nhóm nghiên cứu vào năm 2014 để triển khai đồng nhân dân tệ kỹ thuật số, hướng đến mục tiêu sử dụng trong lĩnh vực bán lẻ của nước này. Ý tưởng là các ngân hàng thương mại sẽ triển khai ví kỹ thuật số có thể sử dụng để thanh toán tại nhà hàng và các cửa hàng bằng cách quét mã.

Chương trình thí điểm đầu tiên được triển khai vào tháng 10/2020 tại Thâm Quyến. Sau đó, đã được mở rộng đến 26 khu vực trên 17 tỉnh và thành phố.

Trung Quốc cũng đã thử nghiệm sử dụng đồng nhân dân tệ kỹ thuật số để trả lương và nộp thuế. Theo PBOC, các giao dịch bằng đồng nhân dân tệ kỹ thuật số đạt tổng cộng 7.000 tỷ nhân dân tệ (992 tỷ USD) tính đến cuối tháng 6.

Tuy nhiên, vẫn chưa có lộ trình rõ ràng cho việc triển khai chương trình này 1 cách toàn diện. Một phần thách thức là bởi người dùng Trung Quốc thấy ít lợi thế của đồng nhân dân tệ kỹ thuật số so với các ứng dụng thanh toán phổ biến của khu vực tư nhân, chẳng hạn như WeChat Pay và Alipay. Hiệp hội Thanh toán Nhật Bản ước tính rằng hơn 80% giao dịch thanh toán ở Trung Quốc hiện không dùng tiền mặt.

Một nhân viên nhà hàng ở Bắc Kinh cho biết: “Tôi đã sử dụng đồng nhân dân tệ kỹ thuật số trong thời gian thử nghiệm, nhưng về cơ bản nó cũng giống như WeChat Pay và các nền tảng khác”.

Theo Nikkei Asia

Y Vân

Theo Nhịp Sống Thị Trường

undefined

Các tin khác

Chuyên gia: Trung Quốc sẽ tìm thấy động lực tăng trưởng mới trước rủi ro bị ông Trump áp thuế quan (18/11) Đặt mục tiêu 4.900 USD vào năm 2025, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đang được đánh giá ra sao trong khu vực? (15/11) Nhật Bản tái thiết ngành công nghiệp chip nhớ: 10 năm tới sẽ thu hút 325 tỷ USD, đặt mục tiêu tăng gấp 3 doanh số, Mỹ, Anh đều muốn rót tiền (15/11) Có thể trở thành thành viên của Nội các chính phủ Mỹ, Elon Musk được so sánh với nhà ngoại giao nổi tiếng với khả năng 'hàn gắn' quan hệ Mỹ - Trung (13/11) Lợi dụng lỗ hổng trừng phạt của châu Âu với Nga, một quốc gia châu Á đang hưởng lợi chưa từng có, trở thành nhà cung cấp lớn sản phẩm dầu mỏ nhất cho EU (13/11) Đồng nhân dân tệ đương đầu áp lực mất giá mạnh sau bầu cử Mỹ (13/11) Ông Trump chọn tỷ phú Elon Musk đồng lãnh đạo Bộ Hiệu quả chính phủ (13/11) Hậu bầu cử Mỹ: Một đề xuất của ông Trump khiến Đông Nam Á 'run rẩy', lợi ích lớn bất ngờ (12/11) Sếp lớn ngành năng lượng: Châu Âu sẽ không thể vượt qua mùa đông lạnh giá nếu thiếu khí đốt Nga, một số nước phải quay lại sử dụng than (11/11) Hướng đi của kinh tế Mỹ trong nhiệm kỳ ông Donald Trump (11/11)