Xã hội

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

Đề xuất chỉ được rút 8% BHXH một lần: Tiền nào cũng là tiền của NLĐ

12:00 | 10/11/2022

Theo nhiều bạn đọc, cơ quan soạn thảo phải tìm phương án khả thi hơn để thu hút ngày càng đông người dân tham gia BHXH, thay vì cắt giảm quyền lợi.

Trong Dự thảo đề cương sửa Luật BHXH lần này, cơ quan soạn thảo đưa ra phương án người lao động chưa đến tuổi nghỉ hưu mà yêu cầu hưởng BHXH một lần thì chỉ được rút phần mình đóng vào Quỹ BHXH là 8% thay vì nhận 22% như quy định hiện nay. Còn phần của người sử dụng lao động đóng chiếm 14% sẽ để lại quỹ và sử dụng theo nguyên tắc chia sẻ.

Lý giải cho đề xuất chỉ cho người lao động rút 8% BHXH một lần, một chuyên gia về BHXH cho biết đây là thông lệ quốc tế vì bảo hiểm các nước không cho phép rút BHXH một lần nhằm đảm bảo cuộc sống của người dân khi hết tuổi lao động. Bên cạnh đó, phần chủ sử dụng lao động đóng vào quỹ được kết cấu vào giá thành sản phẩm và dịch vụ. Do vậy, khi được xã hội tiêu thụ sản phẩm dịch vụ đó nghĩa là xã hội đóng phần này và chủ sử dụng lao động chỉ là người đóng thay. Như vậy, phần chủ sử dụng đóng thay sẽ tạm giữ lại đến khi người lao động hết tuổi lao động thì sẽ được hưởng.

Đề xuất chỉ được rút 8% BHXH một lần: Tiền nào cũng là tiền của NLĐ - Ảnh 1.

Xung quanh đề xuất này, Báo Người Lao Động đã có vệt bài "Đề xuất chỉ được rút 8% BHXH một lần: Vô lý" và nhận được phản hồi tích cực từ độc giả. Bạn đọc Trần Minh Phú bày tỏ: "Tuổi nghỉ hưu tăng, số năm đóng BHXH tăng, lãnh hưu thấp, rõ ràng người lao động gặp nhiều thiệt thòi sau những lần sửa Luật BHXH". Tương tự, một bạn tên Hoàng bức xúc: "Bảo vệ quyền lợi cho người lao động mà lại đẩy họ vào thế khó là sao vậy? Làm được mấy năm mới hưởng lương hưu. Nay làm mai công ty cho nghỉ rồi ở đó mà chờ hưu, chia sẻ với ai, chia sẻ cái gì. Nghe mà vô lý???".

Bạn đọc Phạm Thị Thúy Ngân, phân tích thêm: "Tăng tuổi về hưu, giảm số tuổi đóng BHXH đủ điều kiện hưởng lương hưu là nguyên nhân chính dẫn đến người lao động bất an mà đi rút BHXH 1 lần nhiều. Thực tế, càng nhiều tuổi thì lao động phổ thông càng khó kiếm việc làm, dễ bị doanh nghiệp sa thải, không ai đợi dược đến tuổi hưu để hưởng lương hưu vì cơm áo gạo tiền hôm nay còn chưa biết có không".

Tuổi của lao động rút BHXH một lần ngày càng trẻ

Báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội gửi Ủy ban Xã hội Quốc hội, năm 2021 số người được giải quyết trợ cấp một lần là hơn 1,06 triệu người, tăng hơn 77.000 người so với năm 2020. 97% người chọn rút một lần là lao động sau một năm nghỉ việc không đóng BHXH. Tỷ lệ này ở nữ giới trên 55%, cao hơn nam giới. Tuổi của lao động rút BHXH một lần ngày càng trẻ, dưới 40, trong đó phần lớn 20-30, chủ yếu ở khu vực ngoài nhà nước

Một bạn đọc tên Hoa chất vấn: "Tại sao không tìm phương án thu hút người dân để càng lâu càng có lợi cho tuổi về già? Tại sao BHXH không thiết lập các mức phúc lợi để người lao động lựa chọn? Ví dụ chưa đủ tuổi hưu nhưng đủ 20 năm thì sẽ có phúc lợi gì?". Bạn đọc Võ Thị Kim Phượng đề xuất: "Nên linh động về tuổi nghỉ hưu. Cứ quy định đóng bảo hiểm bao nhiêu năm tối thiểu thì được hưởng lương hưu. Đừng quy định cứng nhắc tuổi đời. Hưởng sớm thì lương hưu ít hưởng trễ thì lương hưu cao. Có như vậy người dân mới không ồ ạt rút bảo hiểm".

Bạn đọc Trương Duy Hưng lý giải "Tại mất việc cả năm mới phải rút. Chứ cứ có việc làm thì ai rút làm gì, nghỉ không có việc, không thu nhập thì lấy tiền đâu mà đóng". Theo một bạn đọc tên Thành, 14% nếu không đóng cho BHXH thì doanh nghiệp cũng sẽ trả cho người lao động. Vậy thì tiền nào cũng là tiền của người lao động cả mà. Một bạn đọc giấu tên nói: Luật BHXH là muốn tốt nhất cho người lao động, vậy sao mỗi lần thay đổi luật BHXH lại nhận được phản ứng trái chiều từ người lao động, phải chăng luật BHXH chưa giải quyết được nguyện vọng của người lao động Thời đại 4.0 xin đừng nằm chiêm bao rồi ban hành những quy định không sát thực tế. Mỗi người đều có 1 mã BHXH riêng, cứ làm cuộc khảo sát đồng ý hay không đồng ý, không nên tốn giấy mực và thời gian thảo luận 1 vấn đề không thực tế. Lương tối thiểu hiện nay chưa đủ sống và 1 phần tích lũy nên sẽ không ngăn được chuyện người lao động rút BHXH 1 lần để đủ sống.



An Chi ẢNH: HOAN2HG TRIỀU

Theo Người lao động

undefined