Xã hội

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

"Người lao động không thể mua được nhà với lãi suất 9 - 10%"

12:00 | 30/03/2023

Ông Trương Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, người lao động không thể mua được nhà với lãi suất 9 - 10%, lãi suất này chỉ phục vụ cho chủ đầu tư xây nhà. Ngân hàng cho vay lãi suất 4,8 - 5%, công nhân, người lao động mới mua được nhà.

Sáng ngày 28/3 báo Người lao động đã tổ chức hội thảo “Đột phá phát triển nhà ở xã hội”. Phát biểu tại hội thảo, ông Trương Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, nếu đột phá phải bắt đầu từ ý tưởng, hiện Bộ Chính trị, Quốc hội đã có ý tưởng thực hiện 1 triệu căn nhà ở xã hội. Nhưng thực tế, Thủ tướng và Phó Thủ tướng mời 10 doanh nghiệp thực hiện 1 triệu căn nhà ở xã hội như Vingroup, Sungroup, Novaland, Nam Long… Trong đó, TP. HCM dự kiến 43.000 căn, Bình Dương 42.000 căn, Đồng Nai 10.000 căn. Với TP HCM có 10 triệu dân như thế có ít quá không? 3 địa phương này phải xem lại, tăng lên nhiều lần.

Theo ông Trương Anh Tuấn, về cơ chế chính sách, đất, vốn, thủ tục hành chính… Hiệp hội Bất động sản đã làm 10 năm nay, chưa thấy lúc nào cơ chế chính sách tốt như hiện nay.

Ông Trương Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (ảnh: Người lao động).

Về quỹ đất, chính quyền dành 20% quỹ đất rất lớn. Nhiều nơi, doanh nghiệp tự bỏ quỹ đất, họ tự đầu tư, giải phóng mặt bằng.

“Về vốn, công nhân, người lao động không thể mua được nhà với lãi suất 9 - 10%, lãi suất này chỉ phục vụ cho chủ đầu tư xây nhà. Ngân hàng cho vay lãi suất 4,8 - 5%, công nhân, người lao động mới mua được nhà, không thì chỉ là thuê. Nhiều người chưa tiếp cận xin trả lại nhà vì không chịu nổi với lãi suất thương mại. Cho nên, phải có gói cho vay đối với người chưa tiếp cận nhà ở xã hội. Họ phải được ưu tiên mới giữ được nhà. Chính phủ, ngân hàng, địa phương phải có chính sách cho vay vốn ưu đãi. Đây là vấn đề vướng mắc nhất, cần phải được giải quyết”, ông Tuấn nói.

Thủ tục hành chính, phải 5-10 năm mới hoàn thành dự án. Trước đây, một sở giải quyết 3-10 ngày, nay 30 ngày giải quyết chưa xong. Chúng tôi cần một quy trình mạnh hơn. Hiện nay, để có quỹ đất làm nhà ở xã hội, thời gian lâu và vướng mắc. Cần có sự đột phá về thủ tục hành chính ở các địa phương lớn như Hà Nội, TP. HCM…

“Vai trò của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phải mạnh hơn, tổ chức của người lao động phải có tiếng nói mạnh hơn như gói vay 4,8% cho công nhân. Ngoài việc có nhà ở cần phải có những chính sách an sinh xã hội khác”, ông Tuấn nói.

Là đơn vị trực tiếp tham gia xây dựng nhà ở xã hội, ông Lê Hữu Nghĩa, Tổng giám đốc Công ty Lê Thành cho biết, hiện nay doanh nghiệp vay vốn xây nhà ở xã hội với lãi suất 14%/năm, gần đây giảm còn 12%. “Mức lãi vay như vậy là quá cao, không phù hợp với nhà ở xã hội”, vị này nhấn mạnh.

Minh Tâm

Theo Bizlive

undefined