Xã hội

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

Phòng, chống dịch hiệu quả, gỡ “vướng ” ngay từ Bộ Y tế

12:00 | 01/03/2022

Mấy ngày gần đây, số ca bệnh F0 cả nước tăng rất nhanh, nhưng sự thích ứng linh hoạt từ Bộ Y tế vẫn chưa thể hiện rõ. Đặc biệt trong lĩnh vực quản lý, thực hiện chính sách đối với các ca bệnh F0...

Đó cũng là những vấn đề nổi cộm được nêu ra trong báo cáo liên quan đến công tác phòng, chống dịch Covid-19 của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.

Cụ thể, tình trạng nhiều người khi phát hiện mắc Covid-19 nhưng không khai báo với y tế cơ sở, tình trạng địa phương khó khăn trong việc quản lý số lượng mắc Covid-19 đang tăng nhanh, tình trạng khó khăn khi cấp giấy chứng nhận khỏi bệnh, mắc bệnh để người lao động hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

NẢY SINH NHIỀU VƯỚNG MẮC

Tình hình dịch Covid-19 hiện đang diễn biến ngày càng phức tạp  nhiều tỉnh, thành phố ghi nhận số ca F0 trong cộng đồng tăng đột biến. Chi trong ba ngày từ 25/2 đến 27 tháng 2 số ca mắc trong cả nước theo thứ tự 78.774 ca, 77.970 ca lên đến 86.966 ca, số ca mắc cao nhất Đông Nam Á. Hà Nội ngày 27/2 đã có tới 11.517 ca mắc

Theo báo cáo của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, yếu tố đáng lo ngại là kết quả tầm soát ngẫu nhiên biến chủng Omicron bằng xét nghiệm PCR tại thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 10 đến 17/2, có 70/92 mẫu bệnh phẩm cho kết quả dương tính với biến chủng Omicron, chiếm 76%; biến chủng Delta chỉ còn chưa đến 30%...

Trước tình hình này, Ủy ban Pháp luật đã làm rõ một số vướng mắc, khó khăn nảy sinh tại một số địa phương, đó là: Tình trạng nhiều người khi phát hiện nhiễm Covid-19 tự điều trị tại nhà và không khai báo với y tế địa phương, nhiều người dân phản ánh khai báo qua điện thoại cũng rất khó gặp do số người trở thành F0 quá nhiều…

“Cần cải tiến quy trình khai báo, quản lý thông tin đối với người mắc Covid-19, tăng cường tin học hóa, thực hiện trực tuyến (ở các địa phương, gia đình có điều kiện) để hạn chế tiếp xúc, bảo vệ chính nhân viên y tế và mọi người trong cộng đồng. Cung cấp đủ vật tư y tế cho công tác phòng, chống dịch; tăng chế độ, chính sách cho nhân viên y tế ở cơ sở; có sự sắp xếp nhân lực, có quy trình quản lý và chăm sóc người mắc Covid-19 hợp lý hơn, tạo điều kiện để người dân mắc bệnh nhận được sự chăm sóc hay tư vấn đầy đủ, kịp thời của y tế...”

(Theo báo cáo Thường trực Ủy ban Pháp luật)

Điều này gây khó khăn cho địa phương, y tế cơ sở trong công tác giám sát, quản lý số lượng người mắc Covid-19 trên địa bàn, chưa kể tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng khi rác thải của những người mắc Covid-19 này không được xử lý đúng quy trình.

Việc xin giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với người lao động điều trị nhiễm Covid-19 tại nhà cũng đang gặp khó khăn từ thủ tục, quy định. Theo quy định hiện hành của pháp luật, giấy tờ làm căn cứ hưởng chế độ ốm đau cho nguồi lao động là giấy do Trung tâm y tế cấp huyện cấp. Người lao động không thể sử dụng giấy xác nhận của Trạm y tế cấp xã để tiến hành các thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội, trong khi đây là đơn vị quản lý ca nhiễm.

Việc điều trị bệnh tại nhà theo hướng dẫn cấp thuốc, cấp đơn thuốc của y tế phường cũng gặp rất nhiều khó khăn do quá đông F0. Mỗi ngày có đến hàng trăm F0 nên không thể tập trung tại y tế phường để khai báo, tạo nguy cơ lây nhiễm thêm cho người đến khai báo, lấy đơn thuốc…

Thậm chí, gọi điện thoại rất nhiều lần cũng khó gặp y tế phường. Vì thế, nhiều người bệnh phải tìm các đơn thuốc trên mạng xã hội, chưa có kiểm chứng của cơ quan y tế nên tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe của người dân.

Mới đây, việc quy định người bệnh mua thuốc kháng virus Molnupiravir phải có đơn, có giấy của y tế phường cấp nguy cơ trở thành rào chắn cho người bệnh tiếp cận với thuốc một cách kịp thời, theo giá quy định. Chưa kể tình trạng người bệnh lo sợ khiến giá các loại thuốc, kít xét nghiệm, máy đo nồng độ ô-xy… lên cao.

CÓ CƠ CHẾ SAO BỘ Y TẾ KHÔNG LINH HOẠT?

Để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tế chống dịch cho ngành Y tế liên quan đến các thủ tục, luật pháp, ngày 30/12/2021 Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 12/2021/UBTVQH15 cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực y tế để phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Nghị quyết tập trung vào 4 nhóm vấn đề mấu chốt của ngành Y tế liên quan đến phòng chống đại dịch: Khám bệnh, chữa bệnh - Thanh toán chi phí và chế độ chống dịch - Dược -Trang thiết bị y tế. Với cách nhìn nhận đi trước như vậy thực chất đã giúp ngành y tế chủ động kịp thời trong phòng chống dịch…

Trước tình hình F0 tăng nhanh, với Nghị quyết của Quốc hội, Bộ Y tế phải khẩn trương thể hiện tính tiên phong trong phòng chống dịch thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19. Hơn nữa, để khác phục nhưng vướng mắc mà báo cáo của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã chỉ ra.

Vì thế, hình thức tổ chức y tế cơ sở làm sao cho đủ y, bác sĩ để tiếp nhận thông tin F0 nhanh nhất, có hướng dẫn điều trị kịp thời nhất cho người bệnh F0. Ứng dụng công nghệ thông tin việc hỗ trợ khai báo, cung cấp giấy tờ, cấp thuốc công khai, rõ ràng. Người bệnh nên mua cái gì và được cấp cái gì. Tổ chức điều trị ở nhà tốt, là cách giảm tải hiệu quả cho các bệnh viện tuyến trên.

Tổ chức, tuyên truyền sao cho người dân có đủ kiến thức sử dụng thuốc, tác dụng phụ của thuốc, để biết cần dùng và tại sao không cần dùng thuốc khi điều trị tại nhà. Đó là cách để người dân không tự ý dùng một cách bữa bãi, không đúng quy cách

Hiện việc quy định mua thuốc Molnupiravir phải có đơn bác sĩ, có chứng nhận là F0 của y tế cơ sở đã khiến cho việc chữa trị F0 sẽ không kịp thời trong 5 ngày đầu tiên. Được biết, thuốc Molnupiravir có thể dùng cho hầu hết những người lớn tuổi, có bệnh nền (không dùng cho phụ nữ có thai và người trẻ tuổi phải cân nhắc trước khi dùng). Vì rất khó khăn để được mua thuốc, nhiều người dân đã tìm cách chạy vạy hoặc chấp nhận tăng giá để có thuốc, gây rất nhiều tiêu cực.

Giảm ngay các thủ tục rườm ra trong việc xin giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với người lao động điều trị mắc Covid-19 tại nhà; Thủ tục mua thuốc kháng virus tại các hiệu thuốc trên tinh thần thích ứng linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.

Các văn bản hướng dẫn cần sát với thực tế, người dân làm được, cơ sở y tế đủ sức thực hiện được, chứ không hướng dẫn rồi để đó. Ngoài ra, cũng cần có thêm các biện pháp đồng bộ để thực sự kiểm tra bình ổn được giá thuốc, xét nghiệm, giá thiết biết bị y tế…


Lý Hà

Theo VnEconomy

undefined