chứng khoán
thông tin thương mại
- TỶ GIÁ NGOẠI TỆ
- TỶ GIÁ VÀNG
2014 - một "năm có nguy cơ cao" đối với châu Phi
12:00 | 04/02/2014
Thực sự, khác với những gì đã xảy ra ở các nước có nền kinh tế tiên tiến, khu vực châu Phi cận Sahara chưa có khủng hoảng hệ thống ngân hàng và các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính khác vẫn tương đối "lành mạnh."
Ngược lại, tăng trưởng toàn cầu giảm sút sau cuộc khủng hoảng tài chính của mùa Thu 2008 đã dẫn đến sự sụt giảm về giá của hầu hết các loại hàng hóa và khủng hoảng tín dụng, những yếu tố đã dẫn đến một sự suy giảm đáng kể về triển vọng kinh tế của châu Phi cận Sahara.
Cũng trong thời gian nói trên, tăng trưởng mạnh mẽ ở nhiều quốc gia ở châu Phi đã giúp những nước này củng cố nền kinh tế của họ. Việc áp dụng các chính sách kinh tế "lành mạnh" và tăng viện trợ nước ngoài theo hình thức giảm nợ đã góp phần đáng kể cho đà tăng trưởng này.
Tất cả các chuyên gia và các nhà kinh tế đều hoan nghênh mức tăng trưởng kinh tế 7% trong năm 2014 theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), trong khi các nước xuất khẩu dầu và các quốc gia có thu nhập thấp có biểu hiện đạt kết quả tốt nhất. Đối với một số chuyên gia, sự ổn định kinh tế vĩ mô bền vững và tiến bộ hướng tới mục tiêu phát triển về trung hạn có tầm quan trọng sống còn đối với châu Phi.
Các chuyên gia khuyến cáo châu Phi nên "củng cố lợi ích." Để duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô, họ cho rằng châu Phi cần thúc đẩy chương trình nghị sự về cải cách cơ cấu nhằm nâng cao mức tăng trưởng. Mặc dù có sự tăng tốc phát triển, nhưng việc này chưa thật sự cải thiện cuộc sống hàng ngày của nhiều người châu Phi và còn rất nhiều người chỉ được hưởng một phần từ sự phục hồi kinh tế của lục địa.
IMF lưu ý rằng tốc độ tăng trưởng trung bình tại Mozambique là 8% trong 20 năm, nhưng GDP bình quân đầu người chỉ tăng từ 150 đến 500 USD. Roger Nord, Phó Giám đốc, phụ trách khu vực châu Phi của IMF nhận xét vẫn còn khá nghèo.
Theo báo cáo thường niên của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB), Trung tâm Phát triển của OECD, Ủy ban Kinh tế châu Phi (ECA) và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) trong tháng 5/2013, tài nguyên thiên nhiên mà cụ thể là nông nghiệp, khai thác khoáng sản và năng lượng là chìa khóa để chuyển đổi kinh tế của châu Phi. Nhưng châu Phi có thể đối phó như thế nào nếu suy thoái ở các nước công nghiệp phát triển và mới nổi dẫn đến việc giảm giá cả hàng hóa toàn cầu?
Hai yêu cầu của phát triển bền vững là sự đa dạng hóa kinh tế và đầu tư vào nhân lực. Hầu hết các nước châu Phi phụ thuộc vào việc sản xuất và xuất khẩu một số lượng hạn chế sản phẩm. Đa dạng hóa xuất khẩu liên quan đến việc đa dạng hóa sản xuất.
Sản phẩm nông nghiệp như các sản phẩm khai khoáng có thể được xử lý tại chỗ nhưng điều này liên quan đến một số điều kiện bao gồm cơ sở hạ tầng, giáo dục, đào tạo và thị trường mở cửa hơn nữa.
Đối với Emmanuel Nnadozie, giám đốc bộ phận chính sách kinh tế vĩ mô của Ủy ban Kinh tế châu Phi (ECA), tiếp cận các thị trường là điều cần thiết để thực hiện một quá trình "chuyển dịch cơ cấu dựa trên tài nguyên thiên nhiên: hội nhập khu vực và tiếp cập một cách tốt hơn vào thị trường của những đối tác lớn.
Theo TTXVN