Tin tức

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

ĐBQH: 4.600 MW điện gió, mặt trời không được lên lưới, tại sao lại nhập khẩu điện?

12:00 | 26/05/2023

Đại biểu Đinh Ngọc Minh, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Kinh tế đặt vấn đề lãng phí bởi 4.600 MW điện gió, mặt trời không được lên lưới trong khi chúng ta vẫn nhập khẩu điện.

Vì sao EVN lỗ đến 26.000 tỷ đồng?

Phát biểu tại họp tổ Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội sáng nay, đại biểu Tạ Thị Yên (đoàn Điện Biên) cho rằng, thông tin Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thông báo khoản lỗ hơn 26.000 tỉ đồng đã khiến cử tri quan tâm và thắc mắc nguyên nhân nào dẫn đến khoản lỗ lớn như vậy, giải pháp giải quyết thế nào?

"Cử tri cho rằng, cùng một hệ sinh thái, nhưng công ty mẹ (EVN – PV) báo lỗ, còn các công ty con vẫn công bố thu lợi nhuận cao, thế thì nguyên nhân khoản lỗ của EVN là từ đâu, nguyên nhân có phải từ năng lực quản lý hay không?", đại biểu Tạ Thị Yên nêu ý kiến.

Cũng theo bà Yên, một vấn đề dư luận quan tâm hiện nay là lúc EVN báo lỗ và tăng giá điện thì việc đàm phán giá điện với các đơn vị sản xuất điện gió, điện mặt trời vẫn chưa có sự ngã ngũ.

ĐBQH: 4.600 MW điện gió, mặt trời không được lên lưới, tại sao lại nhập khẩu điện? - Ảnh 1.

Đại biểu Tạ Thị Yên (đoàn Điện Biên)

"Vấn đề trên vô hình chung tạo ra sự lãng phí rất lớn. Tôi cho rằng, giải pháp lâu dài cho ngành điện là chúng ta phải nghiên cứu, tìm ra các phương án tối ưu, đảm bảo an ninh năng lượng; có thể tìm được nguồn nguyên liệu rẻ, sạch hơn, từ đó giảm giá thành sản xuất.

Trước đó hôm 22/5, trình bày thẩm tra, đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, kế hoạch năm 2023, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết về vấn đề điện lực, Ủy ban Kinh tế đánh giá chính sách giá điện như hiện nay không khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào máy móc, trang thiết bị ít tiêu hao năng lượng. Uỷ ban Kinh tế đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân chính của khoản lỗ hơn 26.000 tỷ đồng năm 2022 của EVN, đồng thời sớm có giải pháp khắc phục bất cập trong cơ chế giá điện.

Trong đó, cần cơ chế giá hợp lý các nhà máy điện tư nhân, các dự án điện tái tạo tham gia vào kinh doanh điện", bà Tạ Thị Yên cho hay.

4.600 MW điện mặt trời, điện gió không được lên lưới

Cũng phát biểu về vấn đề này, đại biểu Đinh Ngọc Minh - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho hay, người dân bức xúc liên quan lĩnh vực điện năng vì có nhiều vấn đề. Trong đó có việc, tại sao chúng ta phải nhập khẩu điện trong khi 4.600 MW điện mặt trời, điện gió không được lên lưới.

"Vì sao thế, đây cũng là tài sản quốc gia, tại sao lãng phí như vậy?", ông Minh đặt câu hỏi.

ĐBQH: 4.600 MW điện gió, mặt trời không được lên lưới, tại sao lại nhập khẩu điện? - Ảnh 2.

Đại biểu Đinh Ngọc Minh - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.

Theo ông Minh, cử tri cho rằng, sở dĩ 4.600 MW không được lên lưới là sai về thủ tục, quy chế. Do vậy, ngành điện phải đổi mới nhiều.

"Tôi tham dự nhiều cuộc họp với ngành điện, trong tổng số 100% sản lượng điện phát lên, EVN chỉ phát trực tiếp 11%, 89% sản lượng còn lại là của các công ty và doanh nghiệp khác không thuộc EVN hoặc thuộc EVN nhưng là công ty cổ phần.

EVN không tăng tiền mua điện cho 89% doanh nghiệp này, tại sao lại lỗ, trong khi giá bán vừa rồi đã tăng. Trong khi đó, số doanh nghiệp có sản lượng điện phát lên lưới trong giai đoạn 2021-2022 vẫn lãi rất lớn", ông Minh cho biết.

Ngày 24/5, tại Hà Nội, Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức hội nghị đối thoại với chủ đầu tư các dự án để làm rõ và tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục đàm phán giá điện và hợp đồng mua bán điện các dự án.

Theo thông tin cập nhật đến ngày 24/5/2023, đã có 37/85 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp gửi hồ sơ cho Công ty Mua bán điện thuộc EVN (EVNEPTC) để phục vụ quá trình đàm phán giá điện và hợp đồng mua bán điện. Đối với 48 dự án còn lại chưa gửi hồ sơ, EVNEPTC cũng đã có văn bản đề nghị các chủ đầu tư tiếp tục gửi, cung cấp các hồ sơ tài liệu dự án phục vụ cho công tác đàm phán, thỏa thuận giá điện.

Đại diện lãnh đạo EVN cho biết, với mục đích đưa các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp vào vận hành trong thời gian sớm nhất, EVNEPTC đã thành lập nhiều Tổ đàm phán để sẵn sàng trao đổi và hướng dẫn giải quyết các vướng mắc. EVN và EVNEPTC rất mong chủ đầu tư các dự án (kể cả các dự án chuyển tiếp đã được Bộ Công Thương phê duyệt giá tạm) cung cấp đầy đủ các hồ sơ phục vụ đàm phán, đặc biệt là các hồ sơ pháp lý và phối hợp với EVNEPTC cũng như đơn vị vận hành hệ thống điện để thực hiện ngay công tác thí nghiệm và thử nghiệm của nhà máy điện.

Qua đó, khẩn trương tổ chức nghiệm thu, hoàn thành các thủ tục và gửi hồ sơ công nhận vận hành thương mại (COD) theo quy định của hợp đồng mua bán điện PPA đã ký kết, đảm bảo đúng quy định pháp luật.

 

Thuỳ An

Theo VTV

undefined