Xã hội

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

“Đổi mới kỳ thi nếu có lợi cho xã hội, dù khó khăn vẫn làm”

12:00 | 29/07/2014

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Đổi mới thi cử không được tách rời chương trình SGK, chương trình giảng dạy, mục tiêu giáo dục.

Sáng 29/7, Bộ GD-ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2013-2014, triển khai nhiệm vụ năm học 2014-2015 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Hội nghị

Một trong những vấn đề trọng tâm được đưa ra tại Hội nghị là tổ chức một kỳ thi quốc gia chung theo cách gộp kỳ thi tốt nghiệp Tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) và Đại học, Cao đẳng (ĐH, CĐ) vào làm một. Kết quả của kỳ thi quốc gia chung sẽ được lấy làm căn cứ xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị về vấn đề trên, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Việc tổ chức một kỳ thi quốc gia chung là một vấn đề tác động lớn đến xã hội, đặc biệt là từng gia đình, phụ huynh và học sinh nên cần phải được nghiên cứu, trưng cầu ý kiến rộng rãi của nhiều tầng lớp nhân dân.

Tất cả những đổi mới về thi cử nếu khó khăn cho ngành Giáo dục nhưng có lợi cho xã hội thì vẫn nên làm. Nếu cảm thấy một kỳ thi bớt được tốn kém cho xã hội, cho các gia đình, tiếp cận được với mục tiêu đổi mới, thì phải quyết tâm và phải đổi mới quyết liệt, đi đến cùng.

Việc đổi mới thi phải tính để gắn với việc đổi mới chương trình sách giáo khoa trong tương lai. Phương án 1 và 2 thực chất là một phương án, không bắt học sinh thi hết các môn. Phương án 3 là “học gì thi nấy”. Phương án 1 và 2 chỉ khác nhau ở chỗ thi theo môn và thi theo bài. Các bài liên môn hiện tại chưa có tích hợp mà chỉ tổng hợp kiến thức các môn học. Vì thế chưa có gì trái với chương trình hiện tại.

Phó Thủ tướng đặt vấn đề và yêu cầu Bộ GD-ĐT cần cân nhắc kỹ, nếu bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT thì việc học tập của học sinh có bị sao nhãng không. Còn nếu tổ chức kỳ thi quốc gia chung thì sẽ gặp những trở ngại, khó khăn gì? Dù thực hiện theo phương án nào thì đổi mới thi cử cũng phải dựa vào nguyên tắc không được tách rời chương trình sách giáo khoa, chương trình giảng dạy, mục tiêu giáo dục, định hướng đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục đang được triển khai.

Nếu tổ chức 1 kỳ thi quốc gia chung thì từ ngành Giáo dục, các cấp chính quyền, cơ sở giáo dục phải thực hiện thực sự nghiêm túc, kết quả phải trung thực, khách quan. Việc làm này không chỉ tiến hành trong 1 năm, một vài năm mà phải thực hiện liên tục.

Tổ chức 1 kỳ thi quốc gia chung để lấy đó làm căn cứ cho các trường ĐH, CĐ xét tuyển thí sinh vào trường phải đảm bảo đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Sinh viên tốt nghiệp phải đảm bảo đủ trình độ, kỹ năng, đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết, những phương án đưa ra đối với tổ chức 1 kỳ thi quốc gia chung mới dừng ở mức thảo luận, tiếp thu ý kiến. Bộ sẽ tiếp tục lắng nghe ý kiến đóng góp của dư luận xã hội và có những phân tích, đánh giá tổng hợp để có cơ sở quyết định phương án cuối cùng.


Sáng 29/7, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển công bố 3 phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia.

Phương án 1: Thi theo môn

Thi 8 môn, gồm: Toán, Ngữ văn, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí và Ngoại ngữ; có 8 buổi thi trong 4 ngày, mỗi buổi thi 1 môn;

Để được xét công nhận tốt nghiệp THPT, mỗi thí sinh phải dự thi 4 môn (gọi là các môn thi tối thiểu) gồm: 3 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 môn do thí sinh tự chọn trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lí;

Kết quả của 4 môn thi tối thiểu được sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp THPT; kết quả 4 môn thi này cũng được sử dụng để đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ có các môn thi phù hợp với ngành đào tạo.

Ngoài 4 môn thi nói trên, thí sinh có quyền đăng ký thi thêm các môn thi của Kỳ thi THPT quốc gia còn lại để sử dụng cho việc đăng ký tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ theo yêu cầu của các ngành đào tạo do từng trường ĐH, CĐ quy định.

Theo lộ trình đổi mới thi, các môn thi sẽ được chuyển dần thành các bài thi với mức độ tích hợp từ ít đến nhiều, từ thấp đến cao phù hợp với thay đổi việc dạy và học ở nhà trường trong quá trình triển khai Nghị quyết 29-NQ/TW.

Phương án 2: Thi theo bài

Trong Kỳ thi, 8 môn học ở lớp 12 THPT gồm: Toán, Ngữ văn, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí và Ngoại ngữ được chọn để tổng hợp thành 5 bài thi gồm:

- Bài thi Toán;

- Bài thi Ngữ văn;

- Bài thi Ngoại ngữ;

- Bài thi Khoa học Tự nhiên (gồm Vật lí, Hóa học và Sinh học);

- Bài thi Khoa học Xã hội (gồm Lịch sử và Địa lí);

Có 5 buổi thi trong 2,5 ngày, mỗi buổi thi 1 bài thi.

Mỗi thí sinh phải thi 4 bài thi gồm: 3 bài thi bắt buộc là Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ; 1 bài thi do học sinh tự chọn từ Khoa học Tự nhiên hoặc Khoa học Xã hội.

Phương án 3: Thi theo bài

Trong Kỳ thi, 11 môn học ở lớp 12 THPT gồm: Toán, Ngữ văn, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Công nghệ và Giáo dục công dân được chọn để tổng hợp thành 4 bài thi gồm:

- Bài thi Toán – Tin (gồm các môn Toán và Tin học);

- Bài thi Khoa học Tự nhiên (gồm Vật lí, Hóa học, Sinh học và Công nghệ);

- Bài thi Khoa học Xã hội (gồm Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí và Giáo dục công dân);

- Bài thi Ngoại ngữ;

Có 4 buổi thi trong 2 ngày, mỗi buổi thi 1 bài thi.

Mỗi thí sinh phải thi cả 4 bài thi nói trên.

Theo VOV

undefined