Xã hội

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

Quốc hội yêu cầu tập trung triển khai đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội

12:00 | 04/10/2024

Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu khẩn trương xử lý các vướng mắc, tập trung triển khai hiệu quả đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa có kết luận về việc xem xét kết quả giám sát chuyên đề “Thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý, làm rõ những chuyển biến trong thực hiện chính sách, pháp luật ngay trong quá trình giám sát; phân loại các tồn tại, hạn chế trong chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.

Đáng chú ý, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh việc cần tập trung triển khai Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030”; việc đơn giản hóa thủ tục mua, thuê mua, thuê nhà ở xã hội, đơn giản hóa thủ tục gói tín dụng 120.000 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng yêu cầu Chính phủ, các bộ ngành cần hướng tới phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững, cân đối cung - cầu, đa dạng hóa các sản phẩm bất động sản; chỉ đưa vào nghị quyết giám sát những vấn đề cấp bách, đã chín, đã rõ, được thực tiễn chứng minh, có sự thống nhất cao.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ hoàn thiện các đề xuất, kiến nghị để giải quyết việc triển khai dự án bất động sản vướng mắc, kéo dài, giải pháp về kiểm soát dòng vốn tín dụng bất động sản, việc thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Đồng thời cần nghiên cứu, hướng dẫn xử lý các trường hợp, phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa không còn phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương. Ý kiến của Chính phủ gửi lại Đoàn giám sát chậm nhất ngày 30/9.

Ủy ban Thường vụ cũng đề nghị khẩn trương xử lý dứt điểm các dự án bất động sản, nhà ở xã hội gặp khó khăn, vướng mắc pháp lý, đình trệ do quá trình triển khai thực hiện kéo dài, pháp luật qua các thời kỳ có nhiều thay đổi. Đề nghị tiếp tục rà soát, phân loại và xây dựng phương án giải quyết, ban hành theo thẩm quyền cơ chế giải quyết phù hợp, trường hợp vượt thẩm quyền báo cáo cấp có thẩm quyền để trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Trước đó, tại nội dung báo cáo Chính phủ, Bộ Xây dựng cho biết, tại Hà Nội có khoảng 712 dự án có vướng mắc pháp lý. Tại TP HCM, theo thống kê của Hiệp hội bất động sản thành phố, hiện có 220 dự án gặp vướng mắc pháp lý.

Thực tế cho thấy, tình trạng vướng mắc về pháp lý đang phản ánh vào cơ cấu hàng tồn kho và đang là gánh nặng rất lớn đối với các doanh nghiệp bất động sản.

Theo các chuyên gia, dù 3 bộ luật (Luật Đất đai 2024, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở) có hiệu lực sớm từ 1/8/2024 nhưng cũng cần thời gian để thẩm thấu. Trong khi đó, để cứu vãn tình hình khó khăn thời gian qua và giúp cho doanh nghiệp có tiền phải có các sản phẩm đủ điều kiện để bán ra thị trường ngay lúc này. Nhưng muốn có sản phẩm mới thì pháp lý phải được gỡ.

TS Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho rằng trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn còn khó khăn, sức khỏe các doanh nghiệp vẫn yếu, các chuyên gia cho rằng thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay cần thiết có những biện pháp để các luật mới sớm được triển khai hiệu quả, thủ tục khơi thông, đồng nhất để các địa phương dễ dàng áp dụng.

undefined