chứng khoán
thông tin thương mại
Thị trường ngày 01/10: Dầu giảm 17% song vàng tăng 13% trong quý III
Tiếp tục giảm giá, xăng RON95-III lùi về mốc hơn 21.000 đồng/lít
Thị trường hàng không khu vực Đông Nam Á sôi động trở lại
8 loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung
Loại nông sản ‘làm giàu mới’ cho nông dân Việt Nam đang lên 'cơn khát' khắp châu lục: 1 tấn đắt hơn 4 lượng vàng, hương vị tốt hàng đầu thế giới
- TỶ GIÁ NGOẠI TỆ
- TỶ GIÁ VÀNG
Cần huy động 3 triệu tỷ đồng vốn đầu tư xã hội cho mục tiêu tăng trưởng 6-6,5%
12:00 | 10/11/2021
Đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng để GDP đạt 6-6,5%, cần huy động được vốn đầu tư xã hội trên 3 triệu tỷ đồng, trong đó vốn trong nhân dân gần 2 triệu tỷ đồng.
Tham gia thảo luận từ đầu cầu TP.HCM, đại biểu Trần Hoàng Ngân (Viện trưởng Nghiên cứu phát triển TP.HCM) cho rằng đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến nhiều mặt kinh tế xã hội nước ta. Nhưng nhìn về tương lai, ông lạc quan Việt Nam còn nhiều tiềm năng cơ hội để phát triển cao và tăng tốc.
Ông Ngân đánh giá, quá trình đổi mới và cơ cấu lại nền kinh tế đã giúp nước ta có được một nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định; các cân đối lớn của nền kinh tế được đảm bảo; vị thế và uy tín của đất nước ngày càng được nâng cao; thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, châu Âu đang phục hồi mạnh. Việt Nam đã ký nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó 14 FTA đã có hiệu lực.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân đồng tình với 16 chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2022, trong đó có chỉ tiêu tăng GDP 6 - 6,5%. Ông tin tưởng "nếu kiểm soát được dịch bệnh, tốc độ tăng trưởng có thể còn cao hơn nữa".
Để đạt được 16 chỉ tiêu này bên cạnh 12 nhiệm vụ, giải pháp mà Chính phủ đã nêu, đại biểu Trần Hoàng Ngân đề xuất thêm một số nhóm giải pháp.
Ở nhóm giải pháp thứ nhất, ông tán thành ý kiến của nhiều đại biểu về việc cần quan tâm đến y tế cơ sở, y tế dự phòng, ông Ngân đề nghị Chính phủ cần quan tâm thêm đến vấn đề tự chủ vaccine. Bên cạnh việc tạo điều kiện cho hai vaccine Việt Nam thử nghiệm và sản xuất, ông Ngân cho rằng cần tăng cường công tác dự báo, để giúp có thể xây dựng các kịch bản chống dịch từ sớm, tránh bị động như xảy ra với biến chủng Delta thời gian vừa qua. Đồng thời, cần chủ động nguồn thuốc điều trị COVID-19.
Nhóm giải pháp thứ hai là cần tăng cường quản lý, kiểm soát giá cả, không để đầu cơ, lũng đoạn giá làm cho lạm phát tăng cao, tăng trở lại như những năm 2008, 2011, 2012. Vì để lạm phát cao sẽ phá vỡ các kế hoạch đề ra.
Nhóm giải pháp thứ ba là tập trung giải ngân vốn đầu tư công theo đúng kế hoạch, hiệu quả. Đại biểu này cho biết năm 2021 Việt Nam đặt kế hoạch giải ngân đầu tư công 477.300 tỷ đồng song đến nay cả nước mới giải ngân khoảng 65%, còn trên 160.000 tỷ cần giải ngân tạo đà phát triển cho giai đoạn tới.
Năm 2022 kế hoạch vốn đầu tư công cả nước lên đến 526.100 tỷ đồng, đây vừa là cơ hội vừa là thử thách lớn. Nếu cần tăng đầu tư công lên nữa thì cần phải chú ý đến yếu tố giải ngân và xem xét ưu tiên đầu tư vào khu vực trọng điểm, có tính lan tỏa để góp phần tăng nguồn thu ngân sách trong giai đoạn tới. Bởi hiện nay tuy nợ công có giảm nhưng nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ đã lên đến mức 24,8% so với mức trần 25%.
Giải pháp cuối cùng, để GDP đạt 6-6,5%, ông Ngân cho rằng cần huy động được vốn đầu tư xã hội trên 3 triệu tỷ đồng, trong đó vốn trong nhân dân gần 2 triệu tỷ đồng. Muốn vậy, cần phải có gói hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp từ 2-3% cho các khoản dư nợ. Với 2 triệu tỷ đồng nếu hỗ trợ trong 2 năm thì cần nguồn lực khoảng 40.000 - 60.000 tỷ đồng. "Tiền này có thể lấy từ nguồn vốn đầu tư công chưa phân bổ", ông Ngân đề xuất.
HOÀNG HÀ
Theo Bizlive