Xã hội

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

Sự thật phũ phàng: 90% người có học vấn cao đang sống với mức thu nhập thấp, nguyên nhân gây sốc!

12:00 | 23/10/2023

Giáo dục chỉ là phương tiện chứ không phải là mục đích, xin đừng lầm tưởng!

Ngành giáo dục học ra làm gì? Cơ hội nghề nghiệp ra sao?


Trong xã hội ngày nay, việc học lên cao đã trở thành mục tiêu theo đuổi của nhiều bạn trẻ. Người ta tin rằng, giáo dục đại học là con đường ngắn nhất để có một cuộc sống tốt hơn và sự nghiệp thăng tiến.

Tuy nhiên, một cuộc khảo sát gần đây tại Trung Quốc cho thấy, 90% người có trình độ học vấn cao không nhận được thu nhập tương ứng như mong đợi sau khi tốt nghiệp mà thay vào đó là một cuộc sống bình thường, nếu không muốn nói là làng nhàng.

Thống kê này khiến nhiều người bị sốc và làm dấy lên những cuộc thảo luận sâu về mối liên hệ giữa giáo dục và phát triển nghề nghiệp.

Theo Báo cáo sinh viên tốt nghiệp giáo dục đại học năm 2022 của Trung Quốc, trong vòng 5 năm sau khi tốt nghiệp, 90% sinh viên có thu nhập hàng năm dưới mức trung bình và gần 40% trong số họ đang làm những công việc không phù hợp với chuyên môn.

Dữ liệu này cho thấy, nhiều người có trình độ học vấn cao không kiếm được việc làm lương cao như họ mong đợi sau khi tốt nghiệp hoặc phải làm việc trái ngành nghề. Vậy tại sao lại có tỷ lệ lớn người trình độ học vấn cao nhưng cuộc sống chất lượng thấp như vậy?

Hãy cùng theo dõi trường hợp cụ thể sau để hiểu hơn về tình trạng này.

Anh Trần tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính của trường đại học 985 với điểm xuất sắc. Anh từng mong đợi sau khi tốt nghiệp sẽ được làm việc tại một công ty internet hàng đầu.

Tuy nhiên khi thực sự làm việc, anh mới phát hiện mọi chuyện không hề đơn giản như vậy. Do thiếu kinh nghiệm thực tế, anh đã nhiều lần gặp khó khăn trong các cuộc phỏng vấn. Cuối cùng, anh quyết định đầu quân cho công ty khởi nghiệp với mức lương bằng một nửa mức anh mong đợi ban đầu.

Mặc dù anh Trần có kỹ năng và kiến thức vững vàng nhưng anh lại gặp nhiều khó khăn trong công việc. Vì ở đại học, anh tập trung quá nhiều vào lý thuyết mà bỏ bê việc tích lũy kinh nghiệm thực tế. Trường hợp của anh Trần không phải trường hợp cá biệt, nhiều người có trình độ học vấn cao cũng phải đối mặt với tình huống tương tự.

Nhiều người dành phần lớn thời gian và tiền bạc để có được bằng cấp cao nhưng sau khi vào nơi làm việc, họ nhận ra trình độ học vấn không mang lại thuận lợi như mong đợi. Thậm chí, nhiều người có bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ vẫn gặp khó khăn khi đi làm, nhận mức lương thấp.

Lý giải nguyên nhân thực trạng

Trước hết, từ góc độ tâm lý xã hội, con người có chung niềm theo đuổi và tôn thờ sự thành công. Việc theo đuổi này thúc đẩy mọi người vào đại học với kỳ vọng tạo nền tảng cho sự thăng tiến sự nghiệp thông qua tích lũy học tập.

Tuy nhiên, khi mọi người đều có trình độ học vấn và bằng cấp tương tự nhau, sự khan hiếm và lợi thế cạnh tranh của giáo dục đại học dần giảm, khiến nhiều người gặp khó khăn trong việc làm.

Trong kinh tế học có 1 khái niệm gọi là "lựa chọn ngược", tức là khi thông tin không cân xứng, sản phẩm xấu trên thị trường sẽ lấn áp sản phẩm tốt. Hiện tượng này cũng đang xảy ra với thị trường việc làm.

Khi một lượng lớn sinh viên tốt nghiệp xâm nhập thị trường, nhà tuyển dụng sẽ khó chọn được ứng viên thực sự phù hợp và người tìm việc có thể buộc phải chọn công việc thấp hơn kỳ vọng do áp lực cạnh tranh quá mức. Điều này đã hình thành một vòng luẩn quẩn, khiến ngày càng nhiều người có trình độ học vấn cao đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan.

Hơn nữa, sinh viên đại học ở trong môi trường tương đối khép kín và lý tưởng hóa trong thời gian dài. Ngoài ra, việc thiếu kiến thức xã hội, trải nghiệm thực tế cũng là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Khi ra trường, bước chân vào xã hội, họ sẽ thấy bối rối, chán nản vì khoảng cách với thực tế.

Ngoài ra, định nghĩa xã hội về thành công không ngừng thay đổi. Trong quan niệm truyền thống, có trình độ học vấn cao thường có nghĩa là địa vị xã hội cao hơn và chất lượng cuộc sống tốt hơn. Nhưng trong thời đại phát triển nhanh chóng hiện nay, khả năng đổi mới, kinh nghiệm thực tế và kỹ năng giao tiếp cá nhân có thể được đánh giá cao hơn trình độ học vấn thuần túy.

Tình trạng này khiến chúng ta phải suy ngẫm: Mục đích của giáo dục là gì? Đó là lấy tấm bằng tốt nghiệp hay để thực sự nâng cao khả năng? Giáo dục đại học có thực sự đảm bảo một tương lai tốt đẹp hơn?

Kết luận lại, giáo dục chỉ là phương tiện chứ không phải là mục đích. Nếu những người có trình độ học vấn cao muốn sống một cuộc sống chất lượng cao, họ phải tiếp tục học tập, rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm và không ngừng nâng cao năng lực toàn diện để nổi bật tại nơi làm việc, nhận ra giá trị của bản thân.

Ứng Hà Chi

Theo Phụ nữ số

 

undefined