Xã hội

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

Thảm cảnh của lao động nhập cư Trung Quốc: Mắc căn bệnh quái ác nhưng không có bảo hiểm, đi làm không hợp đồng, lương chỉ vỏn vẹn 1 triệu đồng/tháng

12:00 | 08/03/2021

Cuộc khảo sát của Love Save Pneumoconiosis cho thấy hơn 80% các gia đình có công nhân mắc bệnh bụi phổi không thể kiếm sống vào năm ngoái, tăng mạnh so với mức 64% của năm 2019. Trung bình, khoản nợ mà các gia đình này đang phải gánh chịu cao gần gấp đôi số tiền tiết kiệm của họ.

Theo cuộc khảo sát hàng năm của một tổ chức phi chính phủ, lao động nhập cư Trung Quốc mắc bệnh bụi phổi (hay còn gọi là phổi đen) chỉ sống với mức thu nhập trung bình là 393 tệ (khoảng 1,3 triệu đồng)/tháng vào năm ngoái. Đây là mức thấp hơn nhiều ở một quốc gia có mức lương trung bình là 4.000 tệ/tháng đối với lao động nhập cư.

Bệnh bụi phổi có nguyên nhân là do tiếp xúc với bụi trong một thời gian dài làm việc và thường gặp ở những công nhân khai thác than. Đây là bệnh nghề nghiệp phổ biến nhất ở Trung Quốc, dựa theo dữ liệu của chính phủ. Theo ước tính của Love Save Pneumoconiosis – tổ chức phi chính phủ tại Trung Quốc được nhà báo Wang Keqin thành lập năm 2011, khoảng 6 triệu công nhân nhập cư Trung Quốc đã mắc căn bệnh này.

Vấn đề này đã được các quan chức cấp cao của Bắc Kinh thảo luận trong sự kiện Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc vào tuần trước. Mục tiêu chính là nêu những khó khăn mà nhóm lao động nhập cư phải đối mặt, nhất là những người nhiễm bệnh bụi phổi phải được tạo điều kiện có bảo hiểm y tế hay bảo hiểm thương tật.

Thảm cảnh của lao động nhập cư Trung Quốc: Mắc căn bệnh quái ác nhưng không có bảo hiểm, đi làm không hợp đồng, lương chỉ vỏn vẹn 1 triệu đồng/tháng  - Ảnh 1.

Tăng trưởng tiền lương của nhóm lao động nhập tư tại Trung Quốc (theo Cục Thống kê Quốc gia).

Theo khảo sát mới nhất của Love Save Pneumoconiosis với gần 600 công nhân mắc căn bệnh quái ác này, ngoài việc chiến đấu với bệnh tật, họ còn phải đối mặt với những khó khăn lớn hơn về tài chính trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát. Năm ngoái, các hộ gia đình của công nhân mắc bệnh bụi phổi có thu nhập bình quân đầu người hàng tháng chỉ là 393 tệ, giảm 16% do với 1 năm trước. Trong khi đó, 3% số người được khảo sát cho biết họ không có thu nhập vào năm ngoái.

Con số trên thấp hơn nhiều so với mức trung bình của toàn bộ nhóm lao động nhập cư tại Trung Quốc – vốn đã tăng lên 4.072 tệ vào năm ngoái, tăng 2,8% so với 1 năm trước đó, theo dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS).

Cuộc khảo sát cho thấy hơn 80% các gia đình có công nhân mắc bệnh bụi phổi không thể kiếm sống vào năm ngoái, tăng mạnh so với mức 64% của năm 2019. Trung bình, khoản nợ mà các gia đình này đang phải gánh chịu cao gần gấp đôi số tiền tiết kiệm của họ. Khoảng 1/3 tổng chi tiêu của họ được sử dụng để khám chữa bệnh, nhưng chỉ 1 phần nhỏ được hoàn trả qua bảo hiểm y tế hay bảo hiểm thương tật.

Theo số liệu của chính phủ, chưa đến 30% lao động nhập cư tại Trung Quốc có bảo hiểm tai nạn lao động vào năm 2019. Trong khi đó, Love Save Pneumoconiosis ước tính rằng khoảng 3,5% công nhân mắc bệnh bụi phổi có bảo hiểm thương tật.

Một trong những vấn đề chính mà họ gặp phải là khi nhận được chẩn đoán về bệnh bụi phổi là tai nạn nghề nghiệp, họ phải cung cấp hợp đồng lao động để yêu cầu nhận bảo hiểm thương tật. Tuy nhiên, ¾ trong số lao động mắc bệnh bụi phổi lại không ký hợp đồng lao động và chưa đến 20% có giấy tờ xác nhận việc làm.

Năm 2009, người dân Trung Quốc xôn xao vì một trường hợp nhiễm bệnh bụi phổi. Một công nhân nhập cư từ tỉnh Hà Nam thậm chí đã mổ ngực để cho thấy mình nhiễm căn bệnh này, sau khi không thể chứng minh là mình có bệnh.

Dù nhiều ngày càng nhiều lao động nhập cư Trung Quốc đã chuyển từ ngành công nghiệp sang dịch vụ trong những năm gần đây, nhưng khoảng 46% lao động vẫn làm việc trong lĩnh vực xây dựng và sản xuất vào năm 2016.

Theo số liệu chính thức, số lượng lao động nhập cư ở Trung Quốc đã giảm xuống còn 285 triệu người vào cuối năm 2020, giảm 1,8% so với 1 năm trước đó. Nguyên nhân một phần là do dịch Covid-19 buộc người dân phải hạn chế di chuyển. Năm ngoái, số lượng lao động thường xuyên đi công tác cũng giảm 2,7%.

Tham khảo SCMP

Lục Lam

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

undefined