Xã hội

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

Tiến hành xử lý ô nhiễm Hồ Hoàn Kiếm

12:00 | 31/05/2017

Chiều 30/5, ông Võ Tiến Hùng, Tổng giám đốc Công ty Thoát nước Hà Nội, cho biết, hồ Hoàn Kiếm đang bị ô nhiễm nghiêm trọng và mất khả năng tự làm sạch. Chất lượng nước hồ ngày một suy giảm, mật độ tảo lớn, độ pH ở mức cao.

Bên cạnh đó, cặn lơ lửng trong hồ cao hơn tiêu chuẩn cho phép ở cả 5 vị trí quan trắc. Ô nhiễm hữu cơ gấp gần 2 lần so với quy chuẩn. Một số vị trí nước không còn màu xanh.

Ông Hùng cũng cho hay, tình trạng ô nhiễm còn do lớp bùn dưới đáy hồ Hoàn Kiếm rất dày, có nơi lên đến hơn 1m, dẫn đến mực nước một số vị trí chỉ cao 0,5-0,8m. Do đó, thành phố đã giao Công ty Thoát nước Hà Nội triển khai nạo vét bùn và xử lý môi trường nước hồ Hoàn Kiếm.

"Khi nạo vét, chúng tôi cần phải giữ được tảo xanh của hồ nên đã đề nghị các nhà khoa học giữ tảo để sau đó cấy lại", ông Hùng chia sẻ.

Ông Hùng cho biết, dự án đang được đánh giá tác động môi trường, sau đó sẽ xin ý kiến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch bởi hồ Hoàn Kiếm là di tích quốc gia đặc biệt. Việc thực hiện sẽ diễn ra trong 120 ngày, bắt đầu từ cuối tháng 7 hoặc đầu tháng 8 tới.

Trước đó, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã đưa ra 3 giải pháp chính để làm sạch hồ Hoàn Kiếm là nạo vét bùn, thanh thải phế liệu dưới đáy hồ; bổ sung nguồn nước, xả đáy định kỳ để đảm bảo môi trường nước trong sạch, nâng cao khả năng tự “chữa trị” của Hồ; sử dụng chất Redoxy-3C xử lý ô nhiễm nước. Các chuyên gia đánh giá, nếu được thực hiện bài bản, thận trọng và có sự giám sát chặt chẽ, thì đây sẽ là phương án tối ưu, toàn diện nhất cho việc cải tạo môi trường hồ.

Các chuyên gia cũng cho rằng, thời gian cải tạo hồ không cần quá nhanh. Sau khi nạo vét, người dân nên có ý thức gìn giữ môi trường thì mới mong hồ luôn sạch.


Theo VGP

undefined