Nghiên cứu

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

Honlei: Từng bước phân định lại thị trường xe máy Việt Nam

7:53 | 30/08/2013

Để đứng vững và phát triển trong môi trường kinh doanh khắc nghiệt hiện tại, một trong những vấn đề đang được các doanh nghiệp hiện nay quan tâm là công tác phân tích tài chính. Bởi lẽ, phân tích tài chính doanh nghiệp là một công cụ đắc lực và quan trọng giúp nhà quản lý quản trị tốt tình hình kinh doanh của doanh nghiệp

Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức kinh tế lớn nhất thế giới WTO (World Trade Organization - Tổ chức thương mại thế giới) đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực hết sức để đáp ứng nhu cầu thị trường đồng thời phải nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thị trường. Đặc biệt là ngành lắp ráp xe máy.

Không nằm ngoài xu thế phát triển kinh tế chung của đất nước, Công ty CP Honlei Việt Nam đang phải đối mặt và chấp nhận sự cạnh tranh như một tất yếu của quy luật thị trường.

 

Tăng trưởng lợi nhuận trên 100%

Công ty cổ phần Honlei Việt Nam là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và lắp ráp xe gắn máy, với hệ thống đại lý rộng khắp toàn quốc với nhãn hiệu nổi tiếng như: HONLEI, GANASSI, PIOGO, …. Ngoài ra Công ty còn sản xuất một số phụ tùng như, khung, bình xăng xe máy các loại, chân chống, ghi đông, giàn để chân và gia công sơn các sản phẩm cơ khí trên dây truyền sơn tĩnh điện hiện đại. Trong những năm qua Công ty cổ phần Honlei Việt Nam đã phấn đấu và đạt được những thành tựu đáng kể:

Năm 2012 so với năm 2011 lợi nhuận trước thuế doanh nghiệp tăng lên là 104,02% trong đó lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 103,29% và lợi nhuận từ hoạt động khác tăng 844,3%. Điều này là do doanh thu tăng nhưng công ty đã thực hiện tốt các giải pháp tiết kiệm các chi phí như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và tốc độ tăng của giá vốn hàng bán nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu. Ngoài ra lợi nhuận khác tăng với tốc độ mạnh 844,3% cũng góp phần làm tăng lợi nhuận của công ty nhưng đây là khoản thu nhập bất thường nên không có tính ổn định. Điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có chiều hướng tăng trưởng đi lên.

Tình hình tài chính vững mạnh

Trong năm 2011 tỷ số TSNH/ nợ ngắn hạn của công ty là 0,99; tỷ số TSCĐ/ (Nợ dài hạn + nguồn vốn chủ sở hữu) của công ty là 1,04. Điều đó có nghĩa là nguồn vốn chủ sở hữu không đủ đầu tư cho TSCĐ, công ty phải đầu tư vào TSCĐ một phần nợ ngắn hạn, TSNH không đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn. Điều này cho thấy tình hình tài chính của công ty là không an toàn.

Năm 2012 cân đối TSNH/ nợ ngắn hạn của công ty là 1,06; cân đối TSCĐ/ (Nợ dài hạn + nguồn vốn chủ sở hữu) của công ty là 0,83 được coi là an toàn vì năm 2012 công ty chỉ cần giải phóng 1/1,06 = 95,24% TSNH hiện có là đủ để thanh toán nợ ngắn hạn, toàn bộ tài sản cố định của công ty được trang trải bằng nguồn vốn chủ sở hữu vì công ty không có nợ dài hạn.

Qua nhận xét ở trên cho thấy tình hình tài chính của công ty lành mạnh và an toàn hơn nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Điều này là do những nhân tố nào tác động và nguyên nhân gây ra sự tác động đó là gì? ta đi vào phân tích các chỉ tiêu an toàn tài chính và hiệu quả tài chính dưới đây.

 

Khả năng thanh toán hiện hành

Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn trả của công ty đang có chiều hướng tốt lên và công ty có thể gia tăng sự kiểm soát đối với các khoản nợ ngắn hạn của mình. Tuy nhiên nếu hệ số này cao quá cũng không tốt vì sẽ có một lượng TSNH tồn trữ không đưa vào sinh lợi sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của công ty. Để đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp ta phân tích chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh.

Khả năng thanh toán nhanh

Hệ số khả năng thanh toán nhanh của cả 2 năm 2012, 2012 đều nhỏ hơn 1. Năm 2012 là 0,67; năm 2012 là 0,79. Năm 2012 tăng so với năm 2012 là 0,12 tương ứng với 18,34%. Sự gia tăng các tỷ lệ này chứng tỏ khả năng tự chủ về tài chính của công ty ngày càng tốt lên và tăng khả năng kiểm soát chính mình.

Khả năng thanh toán lãi vay

Chỉ tiêu này cho thấy năm 2012 là 7,61; năm 2012 là 11,85. Như vậy khả năng thanh toán lãi vay năm 2012 tăng 4,24 tương ứng với 55,72%. Điều này cho thấy việc sử dụng vốn vay có hiệu quả, khả năng an toàn trong việc sử dụng vốn vay tăng lên.

Như vậy các phân tích trên đã cho thấy tình hình tài chính của công ty có chiều hướng lành mạnh và an toàn hơn thể hiện ở các cân đối giữa TSCĐ với (nợ dài hạn + nguồn vốn chủ sở hữu) hoặc cân đối TSNH với nợ ngắn hạn đã hợp lý và các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán đều tăng lên.

Qua nghiên cứu tính hình tài chính tại Công ty Cổ phần Honlei Việt Nam chúng ta đã đánh giá kết quả đạt được, phân tích các mặt hạn chế và nguyên nhân đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty

 

Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính

Từ phân tích khái quát cho ta thấy được ROA, ROE của công ty năm 2012 so với năm 2011 tăng lên nhưng vẫn thấp hơn so với mức trung bình của ngành tuy chưa đạt hiệu quả cao nhưng cũng thể hiện sự tăng trưởng đi lên của công ty.

Doanh thu tăng chủ yếu là tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 14,45% và thu nhập khác 618,75% nhưng doanh thu bán và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu 99,98% còn thu nhập khác chiếm tỷ lệ không đáng kể 0,02% năm 2011 và 0,12% năm 2012. Mặc dù thu nhập khác tăng nhanh nhưng do chiếm tỷ trọng nhỏ nên không có ảnh hưởng lớn đến doanh thu của công ty và đây là một khoản thu bất thường nên không có tính ổn định. Như vậy doanh thu tăng lên chủ yếu là doanh thu bán và cung cấp dịch vụ.

Về chi phí, tốc độ tăng của chi phí nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu điều này là do: giá vốn hàng bán tăng 13,42% nhưng nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu. Mặt khác công ty thực hiện tiết kiệm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp nên đã giảm được 0,42% chi phí quản lý doanh nghiệp, còn chi phí bán hàng tuy tăng lên 9,28% chủ yếu là các chi phí phục vụ cho việc mở rộng thị trường để tăng doanh thu ở các tỉnh miền Trung. Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn (96%), còn chi phí tài chính và chi phí khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ nên khi chi phí khác tăng mạnh 601,78%; chi phí tài chính tăng 56,21% cũng không có ảnh hưởng đáng kể đến chi phí của công ty.

Đặc biệt qua phân tích nợ phải trả của công ty ta thấy: Trong tổng nợ phải trả đáng lưu ý là nợ ngắn hạn chiếm 100%, công ty không có nợ dài hạn. Nợ phải trả của công ty năm 2012 tăng 32,88% so với năm 2011 chủ yếu là do các thành phần phải trả người bán, vay ngắn hạn, người mua đặt trước tiền hàng.

 

Thành tựu nổi bật

Doanh thu, lợi nhuận của công ty liên tục tăng, duy trì mức tăng trưởng và có tích luỹ tài chính hàng năm trong khi một số công ty khác trong ngành đang lâm vào tình trạng mất cân đối trầm trọng.

Đã đảm bảo được mối quan hệ cân đối hợp lý giữa TSNH với nợ ngắn hạn hoặc cân đối TSCĐ với (nợ dài hạn + nguồn vốn chủ sở hữu) làm cho  tình hình tài chính công ty trở nên lành mạnh và an toàn.

Sự gia tăng các tỷ lệ khả năng thanh toán hiện hành, thanh toán nhanh và khả năng thanh toán lãi vay chứng tỏ khả năng tự chủ về tài chính của công ty ngày càng tốt lên và tăng khả năng kiểm soát chính mình.

Năng suất TSCĐ tăng. TSCĐ của công ty không có biến động lớn ngoài việc đầu tư gia tăng tài sản cố định vô hình và một số cung cụ quản lý vào năm 2006 với tỷ lệ nhỏ đã góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh. Chứng tỏ về TSCĐ, công ty đã sử dụng có hiệu quả năng lực sản xuất hiện có.

 

Những tồn tại cần khắc phục

Năng suất sử dụng TSNH còn thấp và có xu hướng giảm dần qua các năm dẫn đến hiệu quả sử dụng TSNH không cao chủ yếu là do:

Các khoản phải thu chiếm một tỷ trọng lớn trong TSNH và đầu tư ngắn hạn, tỷ trọng này lại tăng dần qua các năm. Trong đó khoản phải thu của khách hàng chiếm một tỷ trọng lớn trong số nợ đọng.

Vòng quay hàng tồn kho thấp, nguyên nhân chính là do nguyên vật liệu tồn kho với một lượng rất lớn và chiếm một tỷ trọng lớn trong khoản mục hàng tồn kho. Do vậy công ty cần tăng doanh thu bán hàng và giảm TSNH để tăng năng suất TSNH.

Chi phí sản xuất kinh doanh còn cao cụ thể là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp còn lớn trong giá vốn hàng bán ảnh hưởng đến chỉ tiêu hiệu quả ROS. Do vậy trong thời gian tới công ty cần giảm chi phí này để gia tăng lợi nhuận trên doanh thu (ROS) cao hơn nữa.

Tuy năng suất sử dụng TSCĐ tăng, công ty sử dụng có hiệu quả năng lực sản xuất hiện có nhưng công ty cần chú ý đến công tác quản lý, bảo quản và sử dụng hợp lý TSCĐ để tăng lực sản xuất hiện có hơn nữa.

Để đạt được hiệu quả kinh doanh cao hơn, tình hình tài chính được cải thiện tốt hơn, cần có các biện pháp khắc phục kịp thời những tồn tại vừa nêu.

 

Duy trì tăng trưởng bền vững

Công ty tập trung mọi nguồn lực duy trì tốc độ tăng trưởng cao và bền vững nhằm mục tiêu tạo lợi nhuận, tạo công ăn việc làm cho người lao động và nộp thuế cho ngân sách nhà nước.

Bên cạnh đó, công ty cũng tập trung hoàn thiện có hệ thống đối với hoạt động tài chính của công ty, chuyển dịch cơ cấu sản xuất kinh doanh, cơ cấu lao động theo hướng trở thành một tập đoàn kinh tế - kỹ thuật chủ đạo.

Xây dựng một cơ sở hạ tầng vững mạnh, sản xuất kinh doanh đa dạng với các mặt hàng nòng cốt chủ đạo: Sản xuất lắp ráp động cơ linh kiện xe máy hoàn chỉnh, tiến tới trong tương lai sản xuất lắp ráp ô tô.

Xây dựng và phát triển công ty ngày càng nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước, góp phần trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân năm là10% - 15%, tích cực tạo điều kiện thuận lợi tăng trưởng cao hơn và chuẩn bị cho những năm tiếp theo dự kiến lợi nhuận đạt 3% -5% doanh thu.

Cố gắng giảm thiểu các khoản chi phí, duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh có lợi nhuận

 

Hướng tới một Honlei Việt Nam vững mạnh hơn

Tăng doanh thu bán hàng

Cty cổ phần Honlei Việt Nam đang ngày càng khẳng định uy tín và thương hiệu trên thị trường cả nước, nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã, hình thức đẹp. Năm 2012, Cty lắp ráp 170.000 xe máy, sản xuất 625.000 phụ tùng khung xe, 610.000 phụ tùng bình xăng, đạt doanh thu 301 tỷ đồng. Sáu tháng đầu năm 2013, Cty đã lắp ráp 80.500 xe máy, sản xuất 355.000 phụ tùng khung xe, 265.000 phụ tùng bình xăng, đạt doanh thu 183,278 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước trên 5 tỷ đồng. Cty Cp Honlei đang phấn đấu đạt mục tiêu lắp ráp và tiêu thụ trên 180.000 xe máy và sản xuất 700.000 phụ tùng bình xăng trong năm 2013 và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 20%/năm trong các năm tiếp theo.

Tăng cường công tác marketing, tìm kiếm thị trường mới và khách hàng mới khắp trên cả nước.

Chú trọng đến công tác chăm sóc khách hàng như các hoạt động bảo hành bảo dưỡng thiết cụ thể công ty phải đổi đồ từ công ty xuống các đại lý, trả 100% chi phí bảo hành sản phẩm hoặc nếu cần phải sửa chữa sản phẩm thì công ty phải cử cán bộ kỹ thuật xuống kịp thời.

Tăng cường công tác quảng cáo trên các phương tiện thông tiện thông tin đại chúng như : truyền hình, internet, biển hiệu quảng cáo để hỗ trợ tích cực cho công tác bán hàng từ đó tăng doanh thu bán hàng.

Công ty cần có phòng nghiên cứu phát triển sản phẩm để nghiên cứu khách hàng và thị trường mới. Có chính sách chiết khấu thanh toán và hình thức bán trả góp cho khách hàng.

Khi doanh thu tăng lên 10%, thì các chi phí cho việc tìm kiếm thị trường mới, chi phí quảng cáo và các chi phí bảo hành sẽ tăng lên 200.000.000đồng/1năm còn chi phí quản lý doanh nghiệp là không đổi.

 

Giảm chi phí

Chi phí biến đổi của công ty chủ yếu gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản xuất sản phẩm khoảng 95%, chi phí nhân công trực tiếp chiếm 0,5% còn lại là chi phí chung biến đổi.

Để có thể giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp công ty cần:

Tìm kiếm các nhà cung ứng vật tư có sản phẩm chất lượng đảm bảo, giá cả phải chăng bằng biện pháp trong những lần đi tìm kiếm thị trường mới.

Thường xuyên rà soát lại toàn bộ các đơn vị cung ứng hiện có, tìm thêm các đơn vị cung ứng mới. Yêu cầu các nhà cung ứng vật tư phải đảm bảo thời gian giao hàng, tránh ứ đọng vốn hoặc thiếu hụt vật tư trong quá trình sản xuất.

 

"Trong những năm gần đây với sự đổi mới không ngừng, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Honlei Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể góp vào thành công chung của ngành sản xuất ô tô, xe máy trong nước. Nhìn chung công tác tài chính của công ty đã có những tiến bộ song vẫn chưa thực sự phát huy hết vai trò là một công cụ đắc lực phục vụ cho quản lý. Do vậy việc nghiên cứu, phân tích tài chính và đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện hơn nữa tình hình tài chính tại công ty là một yêu cầu cấp bách và cần thiết".


 

Th.s Mai Thị Sen

Khoa Kế toán -Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp

undefined