Nghiên cứu

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

Vấn đề chủ quyền Biển Đông nhìn từ cuộc kháng Pháp 155 năm trước

12:00 | 11/03/2014

Thành trì không giữ được nước. Chỉ có lòng dân mới giữ được nước. Hệ thống phòng thủ Đà Nẵng có thể nói là hệ thống chiến lược không ngừng được đầu tư và được gia cố liên tục qua các triều vua Nguyễn nhưng đã bị hỏa lực của liên quân Pháp - Y Pha Nho vô hiệu hóa ngay từ những trận đánh đầu tiên.

Phỏng vấn ông Bùi Văn Tiếng, Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ, Trưởng Ban Tổ chức Thành uỷ, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Đà Nẵng, về một số vấn đề liên quan đến cuộc kháng chiến 2 năm chống liên quân Pháp - Y Pha Nho, và đặc biệt là những bài học từ cuộc kháng chiến đó đối với vấn đề biển Đông hiện nay.
Nhân dân + Triều đình + Danh tướng làm nên chiến thắng!

- Thưa ông, bài học lớn nhất từ chiến thắng của quân và dân Đà Nẵng đối với cuộc tấn công của liên quân Pháp - Y Pha Nho cách đây 155 năm là gì? Phải chăng là bài học về sự đồng thuận của lòng dân?

- Tôi muốn dùng câu "Cuộc chiến đấu dưới chân thành Điện Hải" như một cách diễn đạt hoán dụ để nói về sự kiện nhân dân Đà Nẵng thay mặt cả nước và cùng cả nước đánh bại cuộc tiến công quân sự của liên quân Pháp - Y Pha Nho (Tây Ban Nha) tại phòng tuyến thành Điện Hải và nhiều phòng tuyến quan trọng khác trên bản đồ chiến sự toàn mặt trận Đà Nẵng trong cuộc chiến tranh hai năm 1858 - 1860, bắt đầu từ ngày 1/9/1858 khi liên quân Pháp - Y Pha Nho nã những phát súng đầu tiên vào bán đảo Sơn Trà.

Sự đồng thuận của người dân trong cuộc đương đầu với một thế lực phương Tây mạnh hơn mình gấp nhiều lần như thế là điều có thể khẳng định. Có thể nói người dân Đà Nẵng lần đầu tiên trong đời và cũng có thể nói là lần đầu tiên trong lịch sử hình thành nên vùng đất này phải tự tay mình châm lửa đốt nhà để thực hiện "tiêu thổ kháng chiến". Chính lòng quả cảm cộng với đức hy sinh đó đã góp phần làm nên một chiến thắng mà theo tôi thì đó là chiến thắng đầu tiên và duy nhất từ khi khởi sự chiến tranh cho đến khi người Pháp hoàn toàn áp đặt nền cai trị trên toàn bộ lãnh thổ nước ta cũng như toàn cõi Đông Dương. Chưa có cuộc nào thắng lợi, chỉ có trận này mới thắng!

Có thể nói sự đồng thuận của nhân dân, sự hy sinh và lòng quả cảm của những người dân thường "một nắng hai sương", lam lũ làm ăn đã góp phần rất lớn vào chiến thắng đó. Họ chính là những người đào hào, đắp chiến luỹ để kìm chân kẻ thù, không cho kẻ thù thực hiện kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh".

Tuy nhiên cũng phải thấy một điều, người Đà Nẵng "thay mặt cả nước" nhưng phải nói thêm một ý nữa là "cùng cả nước" đánh giặc, chứ không phải chỉ riêng người Đà Nẵng. Trong mấy nghìn nghĩa sĩ hy sinh dưới chân thành Điện Hải có nhiều người Đà Nẵng, nhưng không chỉ người Đà Nẵng mà quân triều đình rất đông, từ nhiều quê hương trên cả tập hợp lại. Họ đến chiến đấu và hy sinh ở đây.

- Nhưng nếu chỉ nhân dân có đủ làm nên chiến thắng của cuộc kháng chiến 2 năm 1858 - 1860 nếu thiếu vai trò của người lãnh đạo, thưa ông?

- Có thể nói làm nên chiến thắng của cuộc kháng chiến còn có một điều nữa, đó là vai trò cá nhân. Vai trò cá nhân của tổng tư lệnh là vua Tự Đức hết sức quan trọng. Nói nhân dân Đà Nẵng thay mặt cả nước và cùng cả nước là để khẳng định cuộc chiến tranh vệ quốc này phải được nhìn nhận như là một chiến dịch cấp quốc gia mà tổng tư lệnh tối cao là vua Tự Đức và tổng hành dinh trực tiếp điều hành chiến dịch đóng ngay ở kinh thành Huế.

Chính nhà vua chứ không ai khác đã nhanh chóng ra lệnh thay thế các tướng lĩnh không đáp ứng được yêu cầu của chiến trường và đã có một quyết định cực kỳ sáng suốt là điều động danh tướng Nguyễn Tri Phương về làm tư lệnh mặt trận Đà Nẵng thay tướng Tống Phước Minh vừa mới được giao giữ nhiệm vụ này ngay sau khi tướng Lê Đình Lý hy sinh.

Cho nên trong cuộc chiến này không chỉ là nhân dân mà còn có vai trò của triều đình, của nhà vua. Lâu nay mình cứ nghĩ nhà Nguyễn là bán nước, nhà Nguyễn là đầu hàng thực dân. Nhưng kỳ thực phải nhìn ở mặt khác nữa, đặc biệt là giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh, nhà Nguyễn cũng đã có những đóng góp tích cực. Ví dụ hệ thống phòng thủ Đà Nẵng là từ thời Gia Long.

Nhìn xa hơn về các triều vua trước, càng thấy tầm cỡ quốc gia của cuộc chiến tranh hai năm 1858 - 1860. Trong tư duy quân sự của vua Gia Long, thành Điện Hải bên tả ngạn, cùng với thành An Hải bên hữu ngạn sông Hàn và pháo đài Định Hải ở phía đông trạm Nam Chơn, tất cả đều được định vị trong hệ thống phòng thủ chiến lược cấp quốc gia, với nhiệm vụ kiểm soát và phòng thủ cửa biển Đà Nẵng. Hệ thống phòng thủ chiến lược này không ngừng được mở rộng, nâng cấp vào các đời vua Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức.

Đáng chú ý là ngay từ đầu, vào năm 1813, vua Gia Long đã cho xây dựng thành Điện Hải theo kiểu Vauban mà ông học được của chính người Pháp. Có lẽ đây không phải là sự lựa chọn ngẫu nhiên, càng không phải là tinh thần sùng ngoại của người đứng đầu triều đình nhà Nguyễn. Dường như Gia Long và các vị vua kế nghiệp phần nào đó đã ý thức được rằng chỉ có thể dùng cái "thuẫn" phương Tây mới có thể chống đỡ hữu hiệu với cái "mâu" Tây phương, "mâu" càng sắc bén bao nhiêu thì đòi hỏi "thuẫn" phải càng cứng cáp bấy nhiêu.ư

Nhà Nguyễn cũng đã cử những danh thần có kinh nghiệm đến thị sát để xây dựng kế hoạch trực tiếp trước chiến tranh. Ví dụ như Nguyễn Công Trứ, ví dụ như Nguyễn Tri Phương. Từ đó có thể nói vua Tự Đức và triều đình Huế có vai trò rất quan trọng như là một bộ chỉ huy tối cao và tổng tư lệnh tối cao đối với mặt trận Đà Nẵng. Và tất nhiên cũng không thể không nói đến một vị tướng, vai trò cá nhân của một vị tướng. Đó là danh tướng Nguyễn Tri Phương.

Như vậy có thể nói, cùng với nhân dân, không chỉ nhân dân Đà Nẵng mà còn nhân dân cả nước, và quan quân triều đình thì vai trò của triều đình Huế, của vua Tự Đức, của những danh tướng, nhất là tướng Nguyễn Tri Phương cũng là những nhân tố quan trọng quyết định chiến thắng của quân và dân ta, đánh bại cuộc tiến công quân sự của liên quân Pháp - Y Pha Nho trên mặt trận Đà Nẵng trong cuộc chiến tranh hai năm 1858 - 1860.

Từ "Vọng hải đài" nhìn ra biển Đông

- Thưa ông, khi nổ phát súng đầu tiên đánh Đà Nẵng ngày 1/9/1858, liên quân Pháp - Y Pha Nho đã bắt đầu từ hướng biển. 107 năm sau, tháng 3/1965, quân đội viễn chinh Mỹ cũng tấn công vào Đà Nẵng để bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, và cũng bắt đầu từ hướng biển. Từ sự "trùng hợp" lịch sử đó có thể đem lại cho chúng ta một nhận thức như thế nào đối với vấn đề biển Đông trong bối cảnh phức tạp như hiện nay?

- Tôi đã nhiều lần nói, núi ven biển có độ cao để có thể đặt một đài quan sát nhìn ra hướng biển thì ở đất nước mình có rất nhiều. Nhưng duy chỉ Đà Nẵng mới có "Vọng hải đài" ở Ngũ Hành Sơn. Đấy là sáng kiến của vua Minh Mạng. "Vọng hải đài" nghĩa là nhìn biển từ xa. Rõ ràng là trong tư duy của vị vua nhà Nguyễn, có thể nói là một người rất gắn bó với Ngũ Hành Sơn, gần như là tác giả về "quy hoạch đô thị" của khu vực Ngũ Hành Sơn, vua Minh Mạng quả tình đã có những cống hiến trong toàn bộ cuộc phòng thủ chiến lược đối với Đà Nẵng.

Điều đó có nghĩa là từ Gia Long cho đến Minh Mạng đã thấy rõ vai trò chiến lược của cửa biển Đà Nẵng. Tất nhiên, ta đã thấy thì phía đối phương cũng thấy. Và vì vậy không phải ngẫu nhiên mà cả Pháp và Mỹ đều chọn Đà Nẵng như là hướng tấn công chiến lược để nuốt chửng Đại Nam thời nhà Nguyễn và nước Việt Nam thời hiện đại. Dùng Đà Nẵng làm cửa ngõ, dùng Đà Nẵng làm bàn đạp để tiến chiếm những vị trí khác trên đất nước ta.

Với vị trí địa chính trị, địa quân sự như vậy thì rõ ràng Đà Nẵng cũng có thể là mục tiêu cho những cuộc xâm lược mới. Tất nhiên bây giờ người Đà Nẵng đứng trên "Vọng hải đài" nhìn ra biển, không chỉ để cảnh giác với mọi mưu toan xâm lược từ phương xa. Cái đó thì không ngừng nghỉ, phải liên tục. Nhưng không chỉ như vậy. Mình hướng ra biển còn là hướng tới tương lai, hướng tới một nền kinh tế biển, hướng đến sự giao lưu, phát triển về văn hoá, kinh tế, thậm chí về cả quốc phòng trong bối cảnh ngoại giao đa phương để tìm sức mạnh làm cho biển Đông không dậy sóng, để giữ vững được chủ quyền của mình đối với biển, đảo và cũng có thể đòi lại Hoàng Sa bằng các giải pháp hoà bình.

Nghĩa là đứng trên "Vọng hải đài", người Đà Nẵng bây giờ phải nhìn rất nhiều thứ chứ không chỉ là cảnh giác các thế lực xâm lược. Nhưng rõ ràng thông qua câu chuyện 155 năm trước, hoàn toàn có thể nghĩ đến vị trí địa chính trị, địa quân sự của Đà Nẵng. Và điều đó có nghĩa là người Đà Nẵng phải luôn ý thức là mình được Tổ quốc giao cho sứ mệnh làm cửa ngõ, làm đầu cầu cùng với một thanh gươm để mà vệ quốc!

Trong bối cảnh vừa xây dựng đất nước, vừa bảo vệ đất nước, đặc biệt là trong bối cảnh sự tranh chấp trên biển Đông đang rất nóng như hiện nay, những nguyên nhân làm nên thắng lợi của kháng liên quan Pháp - Tây Ban Nha như là sự đồng thuận của nhân dân, vai trò của triều đình, tức là của trung ương, và vai trò của những cá nhân xuất sắc về mặt chính trị, quân sự rõ ràng là những bài học tuy đã 155 năm nhưng vẫn còn nguyên giá trị của nó.

- Ông nhìn nhận thế nào về 3 yếu tố lòng dân - triều đình - danh tướng từng làm nên chiến thắng cách đây 155 năm như ông đã đề cập ở phần đầu của cuộc phỏng vấn này và trước tình hình biển Đông hiện nay?

- Lòng dân, lòng yêu nước của người dân, ý thức bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc đối với mỗi người dân Việt Nam hiện nay, theo tôi thì vẫn không có gì suy chuyển so với trước. Chỉ có điều bây giờ các thế lực thù địch tinh vi hơn. Hồi xưa, nền "ngoại giao pháo hạm" bắn vào là mình biết ngay đó là kẻ thù. Hồi xưa hoặc là thù, hoặc là bạn. Còn bây giờ mình đang sống trong một thế giới nhiều biến đổi khiến cho việc nhận chân kẻ thù không đơn giản, đặc biệt là việc ứng phó với họ cũng phải phong phú, đa dạng và linh hoạt hơn nhiều.

Nghị quyết Trung ương 8 về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới có một ý rất hay: "vừa là đối tác, vừa là đối tượng". Trong những kẻ mà mình cho là đối tượng để đấu tranh thì cũng có những yếu tố có thể hợp tác, và trong những người mà mình mong muốn làm bạn, hợp tác với họ, họ là đối tác với mình thì cũng có những khía cạnh cần phải cảnh giác, cần phải đấu tranh. Cái nhìn biện chứng như thế, tôi cho là hiện đại hơn, thực tế hơn, và tất nhiên là nó khó khăn hơn nhiều so với ông cha mình thưở trước nhìn vào đối phương.

Đối phương bây giờ khác trước. Nhưng khác đến đâu thì vẫn là đối phương. Khác đến đâu thì từng tấc đất thiêng liêng của cha ông, của hương hoả tiền nhân để lại, không một ai ở bất kỳ cương vị nào có thể xem nhẹ được. Còn vấn đề là làm sao mình giữ được cái đó nhưng mặt khác vẫn tranh thủ được sự bình yên, tranh thủ được hoà bình để phát triển, để làm giàu cho đất nước, tạo tiềm lực về kinh tế, từ đó mà có tiềm lực về quốc phòng để có thể vừa xây dựng, vừa bảo vệ Tổ quốc một cách nhẹ nhàng hơn, ít áp lực hơn.

Về "triều đình", bây giờ tức là trung ương, thì tôi nghĩ quan điểm về đối ngoại, quan điểm về bảo vệ đất nước rất rõ ràng. Vấn đề là trong những giờ phút quyết định, mình chọn phương án nào cho phù hợp.

Còn danh tướng, rõ ràng với một đất nước đã trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh, tôi nghĩ đã trở thành tố chất của người Việt. Có thể nói tầm nhìn chiến lược của các vị tướng thời nay, tuy có thể có người chưa được kiểm nghiệm trong thực tế chiến trường, số trẻ ấy, nhưng nếu tích luỹ được kinh nghiệm của những người đi trước, của những bài học trong chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ và cả chống xâm lược biên giới... thì tôi nghĩ, danh tướng tuy hiếm nhưng không phải không có. Khi cần thiết, vào những thời khắc quyết định của lịch sử, chắc chắn là sẽ sản sinh ra những Nguyễn Tri Phương của thời đại mới.

- Từ câu chuyện 155 năm trước nhìn về câu chuyện biển Đông bây giờ, và từ câu chuyện biển Đông bây giờ nhìn về cuộc kháng Pháp 155 năm trước, đúc kết mà ông cho là sâu sắc nhất, có giá trị thực tiễn nhất là gì?

- Thành trì không giữ được nước. Chỉ có lòng dân mới giữ được nước!

Hệ thống phòng thủ Đà Nẵng có thể nói là hệ thống chiến lược không ngừng được đầu tư và được gia cố liên tục qua các triều vua Nguyễn nhưng đã bị hỏa lực của liên quân Pháp - Y Pha Nho vô hiệu hóa ngay từ những trận đánh đầu tiên. Xem xét tương quan kỹ thuật quân sự, có thể nói vào thời điểm 1858, cái "thuẫn" phương Tây trong tư duy của vua Gia Long vẫn chưa thể chống đỡ được cái "mâu" Tây phương vốn đang đi trước chúng ta cả một thời đại.

Trong tình hình đó, chỉ có lòng dân, lòng dân là bức tường thành hết sức bền vững, hết sức kiên định khiến cuộc chiến đấu dưới chân thành Điện Hải đã góp phần không nhỏ vào việc cầm chân quân thù, không cho chúng tràn vào đất liền, đổ quân lên bộ, làm thất bại âm mưu đánh chiếm của địch. Chỉ có lòng dân mới giữ được đất nước là bài học qua cuộc kháng chiến từ 155 năm trước, mà Đà Nẵng là nơi khởi đầu nên có thể cảm nhận rất rõ.

Khi người dân quyết tâm đứng lên để bảo vệ đất nước này, ngày hôm trước còn sống bình yên, chiều hôm sau đã trở thành những nghĩa sĩ, nghĩa binh, những dân binh thì đấy mới là yếu tố giúp cho những danh tướng, những bộ tư lệnh tối cao, những vị tổng tư lệnh tối cao của cuộc chiến có thể đưa ra những đối sách phù hợp. Không có một nhân dân như thế thì có lẽ đã không thể có chiến thắng trong cuộc kháng chiến 2 năm 1858 - 1860.

Tất nhiên nhân dân, như tôi đã nói, không chỉ nhân dân Đà Nẵng mà còn là nhân dân các nơi. Chúng ta nhớ là vào những năm đầu khởi sự cuộc chiến, nhân dân các tỉnh phía Bắc xung phong dưới sự tập hợp của các sĩ phu yêu nước cứ xin vua cho vào Đà Nẵng đánh giặc. Những người Quảng xa quê ở Huế cũng mong muốn được trở về quê hương để đóng góp vào cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

Yếu tố nhân dân là yếu tố quan trọng khiến sau hơn 5 tháng bị sa lầy "dưới chân thành Điện Hải", nhận thấy không thể kéo dài mãi phương án nuốt chửng nước Đại Nam theo hướng Đà Nẵng và quân Y Pha Nho do thua trận nên đã rời bỏ liên quân, ngày 2/2/1859, Rigault de Genouilly kéo đại quân vào đánh chiếm Sài Gòn; ngày 8/5/1859, sau khi từ Sài Gòn ra Đà Nẵng xem xét binh tình, Rigault de Genouilly quyết định tấn công Huế, làm vỡ tuyến phòng thủ thứ nhất của triều đình trên sông Hương.

Ngày 19/10/1859, thiếu tướng hải quân Le Page từ Pháp tới Đà Nẵng thị sát cũng quyết định tiếp tục tấn công theo hướng Huế, đến ngày 18/11 đã phá huỷ xong tuyến phòng thủ cuối cùng. Rốt cuộc Le Page trên cương vị chỉ huy liên quân thay cho Rigault de Genouilly hạ lệnh rút toàn bộ quân viễn chinh ra khỏi Đà Nẵng vào ngày 23/3/1860, kết thúc cuộc chiến tranh 2 năm, để lại ở lưng núi Sơn Trà một "tháp hài cốt chứa ngàn thánh giá", một nghĩa địa chôn xác những sĩ quan, binh lính Pháp - Y Pha Nho.

- Dù thất bại trước cuộc kháng chiến 2 năm 1858 - 1960 của quân dân Đà Nẵng nhưng cuối cùng thực dân Pháp vẫn áp đặt được ách cai trị lên đất nước ta. Có vấn đề gì ông thấy cần lưu ý trong chuyện đó?

- Những mục tiêu chiến lược về chính trị, thương mại, tôn giáo liên quan đến Việt Nam mà quân Pháp không đạt được trên chiến trường Đà Nẵng thì sau đó họ đã đạt được ở hội nghị 1862. Triều đình Huế phải ký Hiệp ước Hoà bình và Hữu nghị 1862 (thường gọi là Hoà ước Nhâm Tuất), trong đó có điều khoản quy định thương nhân Pháp - Y Pha Nho được ra vào buôn bán ở cửa biển Đà Nẵng. Từ đó tạo cơ hội cho họ đứng chân nơi đầu cầu Đà Nẵng - cửa ngõ nối liền kinh thành Huế.

Rõ ràng là những gì mà quân xâm lược không đạt nổi trên chiến trường 1858 - 1860 thì họ đã cố đạt cho kỳ được tại bàn hội nghị sau đó 2 năm. Đó là bài học lịch sử mà chúng ta không bao giờ được quên lãng!

- Xin cảm ơn ông!

Theo INFONET

Phỏng vấn ông Bùi Văn Tiếng, Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ, Trưởng Ban Tổ chức Thành uỷ, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Đà Nẵng, về một số vấn đề liên quan đến cuộc kháng chiến 2 năm chống liên quân Pháp - Y Pha Nho, và đặc biệt là những bài học từ cuộc kháng chiến đó đối với vấn đề biển Đông hiện nay.
Nhân dân + Triều đình + Danh tướng làm nên chiến thắng!

- Thưa ông, bài học lớn nhất từ chiến thắng của quân và dân Đà Nẵng đối với cuộc tấn công của liên quân Pháp - Y Pha Nho cách đây 155 năm là gì? Phải chăng là bài học về sự đồng thuận của lòng dân?

- Tôi muốn dùng câu "Cuộc chiến đấu dưới chân thành Điện Hải" như một cách diễn đạt hoán dụ để nói về sự kiện nhân dân Đà Nẵng thay mặt cả nước và cùng cả nước đánh bại cuộc tiến công quân sự của liên quân Pháp - Y Pha Nho (Tây Ban Nha) tại phòng tuyến thành Điện Hải và nhiều phòng tuyến quan trọng khác trên bản đồ chiến sự toàn mặt trận Đà Nẵng trong cuộc chiến tranh hai năm 1858 - 1860, bắt đầu từ ngày 1/9/1858 khi liên quân Pháp - Y Pha Nho nã những phát súng đầu tiên vào bán đảo Sơn Trà.

Sự đồng thuận của người dân trong cuộc đương đầu với một thế lực phương Tây mạnh hơn mình gấp nhiều lần như thế là điều có thể khẳng định. Có thể nói người dân Đà Nẵng lần đầu tiên trong đời và cũng có thể nói là lần đầu tiên trong lịch sử hình thành nên vùng đất này phải tự tay mình châm lửa đốt nhà để thực hiện "tiêu thổ kháng chiến". Chính lòng quả cảm cộng với đức hy sinh đó đã góp phần làm nên một chiến thắng mà theo tôi thì đó là chiến thắng đầu tiên và duy nhất từ khi khởi sự chiến tranh cho đến khi người Pháp hoàn toàn áp đặt nền cai trị trên toàn bộ lãnh thổ nước ta cũng như toàn cõi Đông Dương. Chưa có cuộc nào thắng lợi, chỉ có trận này mới thắng!

Có thể nói sự đồng thuận của nhân dân, sự hy sinh và lòng quả cảm của những người dân thường "một nắng hai sương", lam lũ làm ăn đã góp phần rất lớn vào chiến thắng đó. Họ chính là những người đào hào, đắp chiến luỹ để kìm chân kẻ thù, không cho kẻ thù thực hiện kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh".

Tuy nhiên cũng phải thấy một điều, người Đà Nẵng "thay mặt cả nước" nhưng phải nói thêm một ý nữa là "cùng cả nước" đánh giặc, chứ không phải chỉ riêng người Đà Nẵng. Trong mấy nghìn nghĩa sĩ hy sinh dưới chân thành Điện Hải có nhiều người Đà Nẵng, nhưng không chỉ người Đà Nẵng mà quân triều đình rất đông, từ nhiều quê hương trên cả tập hợp lại. Họ đến chiến đấu và hy sinh ở đây.

- Nhưng nếu chỉ nhân dân có đủ làm nên chiến thắng của cuộc kháng chiến 2 năm 1858 - 1860 nếu thiếu vai trò của người lãnh đạo, thưa ông?

- Có thể nói làm nên chiến thắng của cuộc kháng chiến còn có một điều nữa, đó là vai trò cá nhân. Vai trò cá nhân của tổng tư lệnh là vua Tự Đức hết sức quan trọng. Nói nhân dân Đà Nẵng thay mặt cả nước và cùng cả nước là để khẳng định cuộc chiến tranh vệ quốc này phải được nhìn nhận như là một chiến dịch cấp quốc gia mà tổng tư lệnh tối cao là vua Tự Đức và tổng hành dinh trực tiếp điều hành chiến dịch đóng ngay ở kinh thành Huế.

Chính nhà vua chứ không ai khác đã nhanh chóng ra lệnh thay thế các tướng lĩnh không đáp ứng được yêu cầu của chiến trường và đã có một quyết định cực kỳ sáng suốt là điều động danh tướng Nguyễn Tri Phương về làm tư lệnh mặt trận Đà Nẵng thay tướng Tống Phước Minh vừa mới được giao giữ nhiệm vụ này ngay sau khi tướng Lê Đình Lý hy sinh.

Cho nên trong cuộc chiến này không chỉ là nhân dân mà còn có vai trò của triều đình, của nhà vua. Lâu nay mình cứ nghĩ nhà Nguyễn là bán nước, nhà Nguyễn là đầu hàng thực dân. Nhưng kỳ thực phải nhìn ở mặt khác nữa, đặc biệt là giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh, nhà Nguyễn cũng đã có những đóng góp tích cực. Ví dụ hệ thống phòng thủ Đà Nẵng là từ thời Gia Long.

Nhìn xa hơn về các triều vua trước, càng thấy tầm cỡ quốc gia của cuộc chiến tranh hai năm 1858 - 1860. Trong tư duy quân sự của vua Gia Long, thành Điện Hải bên tả ngạn, cùng với thành An Hải bên hữu ngạn sông Hàn và pháo đài Định Hải ở phía đông trạm Nam Chơn, tất cả đều được định vị trong hệ thống phòng thủ chiến lược cấp quốc gia, với nhiệm vụ kiểm soát và phòng thủ cửa biển Đà Nẵng. Hệ thống phòng thủ chiến lược này không ngừng được mở rộng, nâng cấp vào các đời vua Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức.

Đáng chú ý là ngay từ đầu, vào năm 1813, vua Gia Long đã cho xây dựng thành Điện Hải theo kiểu Vauban mà ông học được của chính người Pháp. Có lẽ đây không phải là sự lựa chọn ngẫu nhiên, càng không phải là tinh thần sùng ngoại của người đứng đầu triều đình nhà Nguyễn. Dường như Gia Long và các vị vua kế nghiệp phần nào đó đã ý thức được rằng chỉ có thể dùng cái "thuẫn" phương Tây mới có thể chống đỡ hữu hiệu với cái "mâu" Tây phương, "mâu" càng sắc bén bao nhiêu thì đòi hỏi "thuẫn" phải càng cứng cáp bấy nhiêu.ư

Nhà Nguyễn cũng đã cử những danh thần có kinh nghiệm đến thị sát để xây dựng kế hoạch trực tiếp trước chiến tranh. Ví dụ như Nguyễn Công Trứ, ví dụ như Nguyễn Tri Phương. Từ đó có thể nói vua Tự Đức và triều đình Huế có vai trò rất quan trọng như là một bộ chỉ huy tối cao và tổng tư lệnh tối cao đối với mặt trận Đà Nẵng. Và tất nhiên cũng không thể không nói đến một vị tướng, vai trò cá nhân của một vị tướng. Đó là danh tướng Nguyễn Tri Phương.

Như vậy có thể nói, cùng với nhân dân, không chỉ nhân dân Đà Nẵng mà còn nhân dân cả nước, và quan quân triều đình thì vai trò của triều đình Huế, của vua Tự Đức, của những danh tướng, nhất là tướng Nguyễn Tri Phương cũng là những nhân tố quan trọng quyết định chiến thắng của quân và dân ta, đánh bại cuộc tiến công quân sự của liên quân Pháp - Y Pha Nho trên mặt trận Đà Nẵng trong cuộc chiến tranh hai năm 1858 - 1860.

Từ "Vọng hải đài" nhìn ra biển Đông

- Thưa ông, khi nổ phát súng đầu tiên đánh Đà Nẵng ngày 1/9/1858, liên quân Pháp - Y Pha Nho đã bắt đầu từ hướng biển. 107 năm sau, tháng 3/1965, quân đội viễn chinh Mỹ cũng tấn công vào Đà Nẵng để bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, và cũng bắt đầu từ hướng biển. Từ sự "trùng hợp" lịch sử đó có thể đem lại cho chúng ta một nhận thức như thế nào đối với vấn đề biển Đông trong bối cảnh phức tạp như hiện nay?

- Tôi đã nhiều lần nói, núi ven biển có độ cao để có thể đặt một đài quan sát nhìn ra hướng biển thì ở đất nước mình có rất nhiều. Nhưng duy chỉ Đà Nẵng mới có "Vọng hải đài" ở Ngũ Hành Sơn. Đấy là sáng kiến của vua Minh Mạng. "Vọng hải đài" nghĩa là nhìn biển từ xa. Rõ ràng là trong tư duy của vị vua nhà Nguyễn, có thể nói là một người rất gắn bó với Ngũ Hành Sơn, gần như là tác giả về "quy hoạch đô thị" của khu vực Ngũ Hành Sơn, vua Minh Mạng quả tình đã có những cống hiến trong toàn bộ cuộc phòng thủ chiến lược đối với Đà Nẵng.

Điều đó có nghĩa là từ Gia Long cho đến Minh Mạng đã thấy rõ vai trò chiến lược của cửa biển Đà Nẵng. Tất nhiên, ta đã thấy thì phía đối phương cũng thấy. Và vì vậy không phải ngẫu nhiên mà cả Pháp và Mỹ đều chọn Đà Nẵng như là hướng tấn công chiến lược để nuốt chửng Đại Nam thời nhà Nguyễn và nước Việt Nam thời hiện đại. Dùng Đà Nẵng làm cửa ngõ, dùng Đà Nẵng làm bàn đạp để tiến chiếm những vị trí khác trên đất nước ta.

Với vị trí địa chính trị, địa quân sự như vậy thì rõ ràng Đà Nẵng cũng có thể là mục tiêu cho những cuộc xâm lược mới. Tất nhiên bây giờ người Đà Nẵng đứng trên "Vọng hải đài" nhìn ra biển, không chỉ để cảnh giác với mọi mưu toan xâm lược từ phương xa. Cái đó thì không ngừng nghỉ, phải liên tục. Nhưng không chỉ như vậy. Mình hướng ra biển còn là hướng tới tương lai, hướng tới một nền kinh tế biển, hướng đến sự giao lưu, phát triển về văn hoá, kinh tế, thậm chí về cả quốc phòng trong bối cảnh ngoại giao đa phương để tìm sức mạnh làm cho biển Đông không dậy sóng, để giữ vững được chủ quyền của mình đối với biển, đảo và cũng có thể đòi lại Hoàng Sa bằng các giải pháp hoà bình.

Nghĩa là đứng trên "Vọng hải đài", người Đà Nẵng bây giờ phải nhìn rất nhiều thứ chứ không chỉ là cảnh giác các thế lực xâm lược. Nhưng rõ ràng thông qua câu chuyện 155 năm trước, hoàn toàn có thể nghĩ đến vị trí địa chính trị, địa quân sự của Đà Nẵng. Và điều đó có nghĩa là người Đà Nẵng phải luôn ý thức là mình được Tổ quốc giao cho sứ mệnh làm cửa ngõ, làm đầu cầu cùng với một thanh gươm để mà vệ quốc!

Trong bối cảnh vừa xây dựng đất nước, vừa bảo vệ đất nước, đặc biệt là trong bối cảnh sự tranh chấp trên biển Đông đang rất nóng như hiện nay, những nguyên nhân làm nên thắng lợi của kháng liên quan Pháp - Tây Ban Nha như là sự đồng thuận của nhân dân, vai trò của triều đình, tức là của trung ương, và vai trò của những cá nhân xuất sắc về mặt chính trị, quân sự rõ ràng là những bài học tuy đã 155 năm nhưng vẫn còn nguyên giá trị của nó.

- Ông nhìn nhận thế nào về 3 yếu tố lòng dân - triều đình - danh tướng từng làm nên chiến thắng cách đây 155 năm như ông đã đề cập ở phần đầu của cuộc phỏng vấn này và trước tình hình biển Đông hiện nay?

- Lòng dân, lòng yêu nước của người dân, ý thức bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc đối với mỗi người dân Việt Nam hiện nay, theo tôi thì vẫn không có gì suy chuyển so với trước. Chỉ có điều bây giờ các thế lực thù địch tinh vi hơn. Hồi xưa, nền "ngoại giao pháo hạm" bắn vào là mình biết ngay đó là kẻ thù. Hồi xưa hoặc là thù, hoặc là bạn. Còn bây giờ mình đang sống trong một thế giới nhiều biến đổi khiến cho việc nhận chân kẻ thù không đơn giản, đặc biệt là việc ứng phó với họ cũng phải phong phú, đa dạng và linh hoạt hơn nhiều.

Nghị quyết Trung ương 8 về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới có một ý rất hay: "vừa là đối tác, vừa là đối tượng". Trong những kẻ mà mình cho là đối tượng để đấu tranh thì cũng có những yếu tố có thể hợp tác, và trong những người mà mình mong muốn làm bạn, hợp tác với họ, họ là đối tác với mình thì cũng có những khía cạnh cần phải cảnh giác, cần phải đấu tranh. Cái nhìn biện chứng như thế, tôi cho là hiện đại hơn, thực tế hơn, và tất nhiên là nó khó khăn hơn nhiều so với ông cha mình thưở trước nhìn vào đối phương.

Đối phương bây giờ khác trước. Nhưng khác đến đâu thì vẫn là đối phương. Khác đến đâu thì từng tấc đất thiêng liêng của cha ông, của hương hoả tiền nhân để lại, không một ai ở bất kỳ cương vị nào có thể xem nhẹ được. Còn vấn đề là làm sao mình giữ được cái đó nhưng mặt khác vẫn tranh thủ được sự bình yên, tranh thủ được hoà bình để phát triển, để làm giàu cho đất nước, tạo tiềm lực về kinh tế, từ đó mà có tiềm lực về quốc phòng để có thể vừa xây dựng, vừa bảo vệ Tổ quốc một cách nhẹ nhàng hơn, ít áp lực hơn.

Về "triều đình", bây giờ tức là trung ương, thì tôi nghĩ quan điểm về đối ngoại, quan điểm về bảo vệ đất nước rất rõ ràng. Vấn đề là trong những giờ phút quyết định, mình chọn phương án nào cho phù hợp.

Còn danh tướng, rõ ràng với một đất nước đã trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh, tôi nghĩ đã trở thành tố chất của người Việt. Có thể nói tầm nhìn chiến lược của các vị tướng thời nay, tuy có thể có người chưa được kiểm nghiệm trong thực tế chiến trường, số trẻ ấy, nhưng nếu tích luỹ được kinh nghiệm của những người đi trước, của những bài học trong chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ và cả chống xâm lược biên giới... thì tôi nghĩ, danh tướng tuy hiếm nhưng không phải không có. Khi cần thiết, vào những thời khắc quyết định của lịch sử, chắc chắn là sẽ sản sinh ra những Nguyễn Tri Phương của thời đại mới.

- Từ câu chuyện 155 năm trước nhìn về câu chuyện biển Đông bây giờ, và từ câu chuyện biển Đông bây giờ nhìn về cuộc kháng Pháp 155 năm trước, đúc kết mà ông cho là sâu sắc nhất, có giá trị thực tiễn nhất là gì?

- Thành trì không giữ được nước. Chỉ có lòng dân mới giữ được nước!

Hệ thống phòng thủ Đà Nẵng có thể nói là hệ thống chiến lược không ngừng được đầu tư và được gia cố liên tục qua các triều vua Nguyễn nhưng đã bị hỏa lực của liên quân Pháp - Y Pha Nho vô hiệu hóa ngay từ những trận đánh đầu tiên. Xem xét tương quan kỹ thuật quân sự, có thể nói vào thời điểm 1858, cái "thuẫn" phương Tây trong tư duy của vua Gia Long vẫn chưa thể chống đỡ được cái "mâu" Tây phương vốn đang đi trước chúng ta cả một thời đại.

Trong tình hình đó, chỉ có lòng dân, lòng dân là bức tường thành hết sức bền vững, hết sức kiên định khiến cuộc chiến đấu dưới chân thành Điện Hải đã góp phần không nhỏ vào việc cầm chân quân thù, không cho chúng tràn vào đất liền, đổ quân lên bộ, làm thất bại âm mưu đánh chiếm của địch. Chỉ có lòng dân mới giữ được đất nước là bài học qua cuộc kháng chiến từ 155 năm trước, mà Đà Nẵng là nơi khởi đầu nên có thể cảm nhận rất rõ.

Khi người dân quyết tâm đứng lên để bảo vệ đất nước này, ngày hôm trước còn sống bình yên, chiều hôm sau đã trở thành những nghĩa sĩ, nghĩa binh, những dân binh thì đấy mới là yếu tố giúp cho những danh tướng, những bộ tư lệnh tối cao, những vị tổng tư lệnh tối cao của cuộc chiến có thể đưa ra những đối sách phù hợp. Không có một nhân dân như thế thì có lẽ đã không thể có chiến thắng trong cuộc kháng chiến 2 năm 1858 - 1860.

Tất nhiên nhân dân, như tôi đã nói, không chỉ nhân dân Đà Nẵng mà còn là nhân dân các nơi. Chúng ta nhớ là vào những năm đầu khởi sự cuộc chiến, nhân dân các tỉnh phía Bắc xung phong dưới sự tập hợp của các sĩ phu yêu nước cứ xin vua cho vào Đà Nẵng đánh giặc. Những người Quảng xa quê ở Huế cũng mong muốn được trở về quê hương để đóng góp vào cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

Yếu tố nhân dân là yếu tố quan trọng khiến sau hơn 5 tháng bị sa lầy "dưới chân thành Điện Hải", nhận thấy không thể kéo dài mãi phương án nuốt chửng nước Đại Nam theo hướng Đà Nẵng và quân Y Pha Nho do thua trận nên đã rời bỏ liên quân, ngày 2/2/1859, Rigault de Genouilly kéo đại quân vào đánh chiếm Sài Gòn; ngày 8/5/1859, sau khi từ Sài Gòn ra Đà Nẵng xem xét binh tình, Rigault de Genouilly quyết định tấn công Huế, làm vỡ tuyến phòng thủ thứ nhất của triều đình trên sông Hương.

Ngày 19/10/1859, thiếu tướng hải quân Le Page từ Pháp tới Đà Nẵng thị sát cũng quyết định tiếp tục tấn công theo hướng Huế, đến ngày 18/11 đã phá huỷ xong tuyến phòng thủ cuối cùng. Rốt cuộc Le Page trên cương vị chỉ huy liên quân thay cho Rigault de Genouilly hạ lệnh rút toàn bộ quân viễn chinh ra khỏi Đà Nẵng vào ngày 23/3/1860, kết thúc cuộc chiến tranh 2 năm, để lại ở lưng núi Sơn Trà một "tháp hài cốt chứa ngàn thánh giá", một nghĩa địa chôn xác những sĩ quan, binh lính Pháp - Y Pha Nho.

- Dù thất bại trước cuộc kháng chiến 2 năm 1858 - 1960 của quân dân Đà Nẵng nhưng cuối cùng thực dân Pháp vẫn áp đặt được ách cai trị lên đất nước ta. Có vấn đề gì ông thấy cần lưu ý trong chuyện đó?

- Những mục tiêu chiến lược về chính trị, thương mại, tôn giáo liên quan đến Việt Nam mà quân Pháp không đạt được trên chiến trường Đà Nẵng thì sau đó họ đã đạt được ở hội nghị 1862. Triều đình Huế phải ký Hiệp ước Hoà bình và Hữu nghị 1862 (thường gọi là Hoà ước Nhâm Tuất), trong đó có điều khoản quy định thương nhân Pháp - Y Pha Nho được ra vào buôn bán ở cửa biển Đà Nẵng. Từ đó tạo cơ hội cho họ đứng chân nơi đầu cầu Đà Nẵng - cửa ngõ nối liền kinh thành Huế.

Rõ ràng là những gì mà quân xâm lược không đạt nổi trên chiến trường 1858 - 1860 thì họ đã cố đạt cho kỳ được tại bàn hội nghị sau đó 2 năm. Đó là bài học lịch sử mà chúng ta không bao giờ được quên lãng!

- Xin cảm ơn ông!

Theo INFONET



undefined